Bảo tàng lịch sử Việt Nam

Trước khi bị thực dân Pháp xâm chiếm vào năm 1858, Việt Nam không có hệ thống nghiên cứu nào về kinh tế, văn hóa và cũng không có Bảo tàng. Sau khi chiếm được 6 tỉnh Nam kỳ, người Pháp tiếp tục cho thành lập những tổ chức khác nhau dưới nhiều hình thức nhằm nghiên cứu về kinh tế, văn hoá Việt Nam và Đông Dương phục vụ cho mục đích thực dân. Năm 1866, có lẽ với một ý tưởng nào đó về bảo tồn, De La Grandìere, viên tướng cai trị Nam kỳ đã cho thu thập những cổ vật của các dân tộc ở Đông Dương tập trung vào một chỗ ở Sài Gòn. Từ năm 1868, các hiện vật nói trên được triển lãm cho công chúng xem tại vườn Bách Thảo Sài Gòn. Đó là những hoạt động đầu tiên mang tính chất Bảo tàng.

Ngày 18 tháng 2 năm 1927, nhà sưu tầm cổ vật Holbé qua đời, để lại nhiều cổ vật trị giá 45.000 đồng bạc Đông Dương. Để mua lại số cổ vật này, ngày 17 tháng 6 năm ấy, Hội Nghiên cứu Đông Dương (Société des Etudes I Indochinoises) đã tổ chức một cuộc họp bất thường, và cuối cùng đi đến quyết định là: xin 5 hội viên hảo tâm cho mượn trước số tiền trên, đồng thời xin phép chính quyền cho mở cuộc lạc quyên số tiền ấy trong dân chúng (để trả lại), với cam kết là sẽ tặng lại nhà nước số cổ vật sau khi mua xong. Sau đó Hội đã đề nghị với chính quyền xây dựng Bảo tàng, và xin dành cho Hội một phòng làm trụ sở và thư viện của Hội.

Thuận theo đề nghị, ngày 28 tháng 11 năm 1927, Thống đốc Nam Kỳ là Blanchard de la Brosse đã ký nghị định thành lập Bảo tàng Pacha Đa Lagos ở Sài Gòn. Ngày 8 tháng 6 năm 1928, viên Bảo thủ văn thư của Hội là Jean Bouchot được cử làm Giám thủ đầu tiên của Bảo tàng. Và ngày 1 tháng 1 năm 1929, chính quyền Nam Kỳ đã long trọng khánh thành Bảo tàng Pacha Đa Lagos - Tiền thân của bảo tàng lịch sử Việt Nam tại Sài Gòn.

Nguồn: Wikipedia

Đang tải...
Đã đóng cửa vào 16:30 PM

Chứng nhận: Di sản văn hóa cấp Quốc gia

Nhóm tài nguyên: Công trình đương đại
Địa chỉ: Số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh
Diện tích: 2000 m2

Đánh giá

0
0 đánh giá
Tuyệt vời
0
Rất tốt
0
Tạm được
0
Không thích
0
Tồi tệ
0

Báo chí