Con dốc này gồm có 9 khúc uốn lượn trông rất đẹp mắt. Nhưng để chinh phục được quả là một thách thức lớn đối với các phượt thủ. Nhất là những người lần đầu trải nghiệm các cung đường phượt. Và món quà cực kì xứng đáng cho những ai vượt qua dốc Thẩm Mã đó chính là cao nguyên đá Đồng Văn với những cảnh đẹp đến nao lòng. Một số địa danh nổi bật có thể kể đến như: Phố Cáo, Phó Bảng, Mã Pí Lèng, Sủng Là,….Con dốc Thẩm Mã nối con đường từ Yên Minh tới Phố Cáo. Chính vì nối hai địa danh nổi tiếng trong hành trình du lịch Hà Giang nên hầu như những ai tới đây đều phải đi qua con dốc này. Tên gọi của con dốc cũng khá cuốn hút người ta khám phá.
Theo những người già làng kể lại, công cụ di chuyển xưa kia gần như duy nhất chỉ phụ thuộc vào sức ngựa. Và để thẩm định cũng như đánh giá ngựa tốt hay không, người ta thường cho ngựa chở hàng nặng từ chân dốc lên đến đỉnh. Chú ngựa nào vượt qua được sẽ được giữ lại để làm công cụ phục vụ sản xuất còn nếu không sẽ bị làm thịt. Dốc Thẩm Mã hiểu nôm na là con dốc dùng để thẩm định sức ngựa. Không chỉ dùng để thẩm định sức ngựa, theo truyền thuyết kể lại rằng những người yêu nhau khi dắt tay nhau cùng vượt qua con dốc ấy thì sẽ được bên nhau mãi mãi. Đây là một hình thức thử thách cho các đôi lứa yêu nhau để hiểu được những điều khó khăn có thể diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Những người có kinh nghiệm thường truyền tai nhau rằng khi chinh phục con dốc Thẩm Mã nổi tiếng, điều cần hơn hết chính là sự can đảm bởi dốc có độ khó cao và khá nguy hiểm. Khi lên tới lưng chừng dốc, du khách có thể thu vào tầm mắt một khung cảnh đẹp và hùng vĩ hiếm nơi nào có được của núi rừng nơi đây.
Từ trên cao nhìn xuống, Dốc Thẩm Mã tựa như một dải lụa uốn lượn mềm mại, vắt ngang lưng núi. Quãng đam mê trải nghiệm. Từ con dốc Thẩm Mã, nhìn sang hai bên là những bức tường đá dựng thẳng đứng, chênh vênh như có thể đổ ụp xuống bất kỳ lúc nào. Nhìn xuống bên dưới là vực thẳm nghìn thước, cho thấy độ cao của nơi này so với vùng bên dưới thực sự không hề nhỏ. Bà con tận dụng những mô đất trống bên dưới để trồng ngô cải thiện sinh hoạt. Cuộc sống đồng bào ở đây còn nghèo nên ngô vẫn là loại lương thực chủ yếu, đem lại thu nhập cho bà con nơi đây.
Ngày nay con dốc này không còn là nơi được sử dụng để thẩm định ngựa nữa mà là nơi thẩm định tay lái vững vàng của các phượt thủ, bác tài khi lên tới Hà Giang.