Chùa Giác Lâm

Chùa Giác Lâm là di tích nghệ thuật cấp quốc gia duy nhất trên địa bàn quận Tân Bình và ngôi chùa cổ đầu tiên của Thành phố với hệ thống tượng Phật, kiến trúc tinh xảo, tiêu biểu cho văn hóa Nam Bộ.

Trước kia, chùa còn có tên gọi khác là Sơn Can và Cẩm Đệm, do ông Lý Thụy Long (người Minh Hương) quyên tiền xây dựng năm 1744. Chùa Giác Lâm được xem là tổ đình của phái Lâm Tế, thiền sư Viên Quang (đời thứ 36) là vị trụ trì đầu tiên.
Năm 1953, đại đức Narada từ Sri-Lanka sang Việt Nam và tặng cho Giáo hội Phật giáo Cổ truyền (đặt tại chùa Giác Lâm) một cây bồ đề và một viên ngọc Xá Lợi Phật. Trong lần trùng tu thứ ba giai đoạn 1939 – 1945, các họa tiết trang trí được đắp trên tường chùa, trên tháp tổ bằng gốm sứ được đặt làm từ lò gốm sứ ở Bình Dương.

Vườn chùa có 38 tháp thờ các vị tăng sĩ các nơi và khu tháp các vị tổ trong chùa. Mái chùa có dạng bánh ít, là đặc trưng của các chùa cổ Nam bộ. Cấu trúc mặt bằng dạng chữ tam với 98 cột bằng gỗ quý. Bên trong bài trí 113 pho tượng cổ bằng gỗ mít, 5 pho tượng bằng đồng, 86 câu đối chữ Hán được chạm khắc vô cùng sống động và điêu luyện trên các cột hoặc các liễn. Đặc biệt là 2 bộ tượng La Hán bằng gỗ thếp vàng, bộ nhỏ có niên đại thế kỷ 18, bộ lớn có niên đại thế kỷ 19.

Trong thế kỷ 19, chùa Giác Lâm đã là một học viện, học xá. Suốt hai thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chùa là cơ sở của cách mạng, nơi hội họp và nuôi giấu cán bộ. Ngày nay, chùa là nơi tiến hành lễ giỗ lớn cho các vị tổ của phái Lâm Tế và thường xuyên mở lớp Thọ bát quan trai vào mỗi chủ nhật.

Nguồn: Sở du lịch HCM

Đang tải...
Đã đóng cửa vào 20:00 PM

Chứng nhận: Di sản văn hóa cấp Quốc gia

Nhóm tài nguyên: Di Tích, Lịch Sử, Văn Hoá
Địa chỉ: Số 565 Lạc Long Quân, phường 10, Tân Bình, Hồ Chí Minh

Đánh giá

0
0 đánh giá
Tuyệt vời
0
Rất tốt
0
Tạm được
0
Không thích
0
Tồi tệ
0

Báo chí