Động Mê Cung

Động Mê Cung nằm trong tuyến du lịch số 2 trên vịnh Hạ Long, cách cảng tàu du lịch quốc tế Tuần Châu khoảng 14km, cách cảng tàu khách quốc tế Hạ Long khoảng 13km.

Động Mê Cung là ngôi nhà của người Việt cổ - một trong những di chỉ khảo cổ thuộc nền văn hóa Soi Nhụ cách ngày nay khoảng 18.000 - 7.000 năm với mảng trầm tích ốc suối, ốc núi dày hàng mét trước cửa động - những tàn tích thức ăn của người Việt cổ. Không chỉ có giá trị văn hóa - lịch sử, động Mê Cung còn thu hút du khách bởi cảnh quan thiên nhiên, mà đặc biệt là khu vườn trên núi đá vôi với nhiều loài thực vật lâu năm, có loài đặc hữu, quý hiếm của vịnh Hạ Long.

Động Mê Cung cách đảo Ti Tốp khoảng 2km về phía Tây – Nam, nằm ở độ cao 25m trên đảo Lờm Bò. Nơi đây còn có cấu trúc phức tạp với các tầng cấp, nhiều ngăn, vách phân chia như “mê hồn trận”. Địa danh này thuộc tuyến tham quan số 2 của Vịnh Hạ Long.

Bên cạnh đó, hang Mê Cung còn nổi bật với các trụ đá lớn có nhũ từng chùm. Chúng trải dài từ trên trần hang rủ xuống với hình dạng và hoa văn tuyệt đẹp. Đặt chân tới đây bạn sẽ cảm nhận bản thân như đang sống trong lâu đài dưới lòng đất.

Đến với động Mê Cung cũng chính là lúc bạn có được những trải nghiệm thú vị. Men theo các bậc đá vòng quanh ngọn núi, du khách từ từ khám phá hang động. Bởi vậy, đây đã trở thành địa điểm du lịch Hạ Long thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tới tham quan.

Động Mê Cung Hạ Long có những dấu tích văn hóa từ thời xưa cách đây 7.000 năm đến 10.000 năm. Nơi đây còn lại nhiều nhất là vỏ ốc Melania nằm ngay cửa động, loài này chỉ sống ở dưới nước. Theo đó, vạt đất bên phải con đường lên hang vẫn chứa đầy các loại vỏ nhuyễn thể.

Hai phía cửa lên mái đá là những tảng trầm tích vỏ ốc xi măng vẫn còn nguyên vẹn. Ngoài vỏ ốc núi, vỏ ốc suối còn có thêm vỏ trai, vỏ sò, trùng trục – loài nhuyễn thể nước ngọt.

Khi cải tạo hang Mê Cung, ban quản lý Hạ Long đã tập hợp các xương thú đã hóa thạch và bán hóa thạch. Đây là tư liệu vô cùng quý báu giúp chúng ta có thể nghiên cứu các vấn đề quan trọng, điển hình, như môi trường sống, đối tượng khai thác và cách thức ăn uống.

Đặc biệt, các xương thú này còn hé lộ đến nghi lễ cúng tế của người Việt cổ. Bởi chi tiết xương được tìm thấy ở ngách sâu trong động chứa các trầm tích đất vàng Pleistocen. Tất cả sẽ góp phần làm rõ thêm niên đại của di tích khảo cổ học tương đương với Văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn.

Động Mê Cung - Điểm du lịch Hạ Long cũng sở hữu cảnh sắc bên ngoài làm mê đắm lòng người. Trên đảo Lờm Bò quy tụ nhiều loài cây cổ thụ soi bóng dưới hồ nước xanh, phẳng lặng. Đây cũng chính là nơi sinh sống của khỉ, kỳ đà cùng các loài chim.

Không chỉ đặc biệt ở cái tên, hang Mê Cung còn chinh phục khách du lịch bởi vẻ đẹp mê hoặc. Nhìn tổng thể, địa danh này ăn sâu vào sườn núi, cao dần về phía Tây. Tiến sâu vào trong bạn sẽ nhận thấy các ngách trải rộng trong mái đá cùng hành lang dài 100m.

Đứng từ cửa động Mê Cung Hạ Long, qua một khe hẹp sẽ mở ra nhiều ngăn. Du khách sẽ ấn tượng với từng chùm nhũ đá rủ xuống từ trần động cùng hình dạng khác nhau, điển hình, như pho tượng, hoa văn, sư tử đá, gấu đá đang vờn nhau, những bức rèm đá chảy dài trên vách động.

Du khách nhận biết con đường ra cửa động bằng một luồng sáng nhạt từ phía xa hắt lại. Bạn cần leo qua vài bậc đá lởm chởm sẽ tới hồ nước tròn, rộng, lọt thỏm trong lòng núi. Bốn mùa nước ở đây xanh biếc, phẳng lặng và là nơi các sinh vật như cá, tôm, mực, san hô, cua quy tụ.

Gần đỉnh núi có những cây phất dụ Hạ Long cổ thụ. Chúng mọc thành từng đám hoặc các cá thể cheo leo trên vách đá cùng bộ rễ bám sâu. Đây cũng là loài cây khá đặc trưng ở vùng vịnh, có mặt ở hầu hết núi đá.

Khi qua những bậc đá cheo leo bạn sẽ thấy mái đá rộng nhô ra rất thoáng mát. Ngay trước mắt sẽ là lớp ốc suối Melina dày trải trên cửa động làm nền. Từ xưa, lớp ốc này đã dày đến 1,2m kết tầng bán hóa thạch ở phía ngoài.

Nguồn: vinpearl.com

Đang tải...

Chứng nhận: Di sản văn hóa Thế giới

Nhóm tài nguyên: Hang động
Địa chỉ: Hòn Ti Tốp, Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh

Đánh giá

0
0 đánh giá
Tuyệt vời
0
Rất tốt
0
Tạm được
0
Không thích
0
Tồi tệ
0

Báo chí