Làng nghề may Tam Hiệp

Làng nghề may Tam Hiệp là xã nằm ở phía nam huyện Phúc Thọ, bên hữu ngạn sông Đáy, phía bắc và tây bắc giáp các xã Tam Thuấn và Ngọc Tảo, phía nam giáp xã Hiệp Thuận, phía đông giáp với huyện Đan Phượng và phía tây giáp các xã Hương Ngải, Phú Kim huyện Thạch Thất. Xã có diện tích tự nhiên 526,89ha, dân số hơn 12.000 người.

Là một địa phương được hình thành và phát triển sớm trong nền văn minh châu thổ sông Hồng, chịu ảnh hưởng tinh hoa của vùng xứ Đoài “địa linh nhân kiệt” nên Tam Hiệp đã hội tụ nhiều giá trị quý báu của nền văn hóa vật thể và phi vật thể, đóng góp xứng đáng vào nền văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Năm 2014, làng nghề may Tam Hiệp vinh dự đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2015, được Chính phủ tặng Cờ thi đua xuất sắc và Bằng khen về thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới; nhiều năm liền đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến cấp huyện.

Ở Tam Hiệp có hơn 2.000 hộ làm nghề may mặc, trong đó xưởng sản xuất quy mô 30-50 máy may thì xã có 50 xưởng. Chị Hường có thâm niên nghề may mặc gần 20 năm cho biết: "Khởi nghiệp, hai vợ chồng chỉ có 1 chiếc máy may gia công cho các xưởng ở Cổ Nhuế (Bắc Từ Liêm). Nay, gia đình tôi đã tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm". Gia đình chị Hường hiện có 3 xưởng may với 45 máy, giải quyết việc làm cho 30 lao động. Theo chị Hường, sản phẩm may mặc ở Tam Hiệp có lợi thế cạnh tranh về giá, hơn nữa đa phần hộ sản xuất ở đây khá nhanh nhạy trong nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng, chủ động thay đổi kiểu dáng, mẫu mã. Các hộ sản xuất theo mùa, mùa hè may áo chống nắng, áo phông, còn mùa đông may áo phao, áo rét… nên hàng làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó.

Không những vậy, ở Tam Hiệp giờ có nhiều gia đình bắt kịp với các xu hướng thời trang cao cấp, sản xuất hàng chất lượng cao. Phương thức bán hàng cũng có những thay đổi, gần đây, phát triển bán hàng qua mạng. Không chỉ cung cấp cho thị trường cả nước, làng nghề còn có 7 hộ chuyên làm hàng may mặc xuất khẩu sang Lào và Campuchia.

Nghề may phát triển ở cả 5/5 làng, trong đó làng Thượng Hiệp đã được công nhận làng nghề truyền thống. Năm 2014, nghề may mặc ở Tam Hiệp mang về cho địa phương gần 300 tỷ đồng, đóng góp vào 90% cơ cấu thu ngân sách của xã; thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 30 triệu đồng, tăng 6,5 triệu đồng so với năm 2013; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn khoảng 1,8%, thấp nhất trong số 23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Đang tải...
Đang mở cửa • Mở cửa 24h

Nhóm tài nguyên: Nghề thủ công truyền thống
Địa chỉ: Tam Hiệp, Phúc Thọ, Hà Nội

Đánh giá

0
0 đánh giá
Tuyệt vời
0
Rất tốt
0
Tạm được
0
Không thích
0
Tồi tệ
0

Báo chí