Từ đường họ Mạc tại Cổ Trai xã Ngũ Đoan Kiến Thụy là một di tích lịch sử nổi tiếng, được sử sách nước ta cũng như những câu chuyện lưu truyền trong dân gian nhắc đến như một chốn địa linh vì đây là nơi phát tích của dòng họ nhà Mạc mà người đầu tiên chính là Mạc Đăng Dung. Đồng thời nơi đây còn được biết đến với tư cách là kinh đô thứ 2 hồi thế kỷ 16 khi đế nghiệp của dòng họ Mạc đang thời thịnh trị.
Cũng như các ngôi tư đường của các dòng họ Việt Nam,từ đường họ Mạc cũng đã được bà con trong dòng họ Mạc ở làng Cổ Trai xã Ngũ Đoan xây dựng lên để tôn thờ các vị tổ tiên của dòng họ. Tuy nhiên, từ đường họ Mạc ở Cổ Trai là một di tích đặc biệt bởi lịch sử xây dựng cũng như tồn tại của từ đường này gắn bó mật thiết với một vương triều trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam tồn tại trong suốt thế kỷ 16 đó chính là Vương triều Mạc.
Tại di tích còn lưu giữ nhiều hiện vật bằng gốm, sứ, gỗ, bia ký, đồ tế tự….có liên quan đến việc thờ cúng, tưởng niệm của các vua của vương triều Mạc.Tập văn khấn chữ nho, ngai án, bài vị, hai vị vua kế tiếp là con trai trưởng Mạc Đăng Doanh, cháu đích tôn là Mạc Phúc Hải, đồng thời tập văn khấn cũng đề cập đến một số vị tướng lĩnh cao cấp gần gũi với vương triều như Vũ tướng công, Phạm tướng công, đồng thời là tổ của dòng họ Mạc xung quanh khu vực Cổ Trai hiện giờ.