Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn có sự giao thoa giữa những yếu tố văn hoá nông nghiệp đồng bằng với văn hoá cư dân ven biển; mang sắc thái riêng, gắn liền việc thờ cúng thủy thần với nghi lễ chọi và hiến sinh trâu; thể hiện bản sắc văn hóa, tinh thần cùng thể chất đặc biệt của người dân miền biển hàng ngày đối diện với biển khơi và bão tố để mưu sinh.

Nếu như, cộng đồng địa phương các nơi khác lưu truyền về lễ hội của mình với câu câu "Trống làng nào làng ấy đánh, Thánh làng nào làng ấy thờ", thì Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn gắn với truyền thống "trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ" để tưởng nhớ công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho "nhân khang, vật thịnh", để tinh thần đoàn kết, ý thực cộng đồng được duy trì, khẳng định.

Cũng theo quan niệm của người dân vùng biển, nhất là đối với ngư dân đi biển ở vùng ven biển Đồ Sơn, hình ảnh của trăng có liên hệ mật thiết với thủy triều. Hình ảnh đôi trâu chọi nhau dưới ánh trăng bạc trong truyền thuyết về hội chọi trâu ở Đồ Sơn đã phản ánh mối liên hệ nào đó giữa mặt trăng với biển cả. Đôi sừng trâu cũng chính là hình tượng của mặt trăng khuyết, gắn với thần Độc Cước mà dân miền biển vẫn tôn thờ. 

Vì lẽ đó, trước đây, nhưng trâu chiến thắng trong hội được đưa lên thuyền, mang ra khơi xa rồi hắt xuống để tế thần. Về sau này, những trâu giải nhất hàng tổng được rước bát hương đền Nghè và rước cờ đại "Thượng đẳng thần" về làng, sau đó được dân làng giết thịt làm lễ hiến sinh tế lễ dâng thành hoàng, xin thành hoàng cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, cho mùa đánh cá sau được may mắn, thuận lợi.

Đang tải...
Đang mở cửa • Mở cửa 24h

Chứng nhận: Di sản văn hóa cấp Quốc gia

Nhóm tài nguyên: Lễ hội truyền thống
Địa chỉ: Đồ Sơn, Hải Phòng, , Hải Phòng

Đánh giá

0
0 đánh giá
Tuyệt vời
0
Rất tốt
0
Tạm được
0
Không thích
0
Tồi tệ
0

Báo chí