Núi Thung

Núi Thung nằm về phía Tây của quần thể di tích Yên Đức. Thung có nghĩa là cối giã gạo, dưới chân núi là tường đá bao quanh. Xưa kia ở phía Đông ngọn núi có ngôi chùa Cảnh Huống được trùng tu lớn nhất vào năm 1694, nhưng vào năm 1980 - 1982 chùa bị phá hủy hoàn toàn chỉ còn lại bài thơ khắc vào đá và một tấm bia tạc ở khe đá núi Thung, đến năm 1994 - 1995 chùa được khôi phục lại.

Phía Đông núi còn lại một ngôi tháp cao ba tầng, phía Nam còn lại một cổng được gọi là cổng Thung, hai tầng xây bằng gạch đỏ. phía Nam chân núi có Chùa Một mái, có một phiến đá rộng tạo thành một cửa hang nhân dân lập ban thờ, phía ngoài xây tường mở rộng trước cửa, bên trong còn có một số pho tượng, đặc biệt chú ý là còn duy nhất một cuốn thư sơn son thếp vàng với 4 chữ Hán nổi: Thị ứng xương kỳ; bên trái chùa Một mái là đền thờ 8 vị thủy tổ có công khai dân lập làng được sửa lại năm 1987, bên phải chùa là một giếng nước ngọt, có bài thơ viết bằng chữ Hán khắc vào vách núi kể về sự kiện năm hạn hán đào cái giếng này, bài thơ khắc niên hiệu: Khải Định tam niên tam nguyệt, cạnh giếng nước là lầu bình thơ được xây dựng vào thế kỷ XIX trên một tảng đá nổi về phía Tây Nam núi, kiến trúc cửa vòm 4 cửa thông, trong có hai bài thơ viết bằng mực tàu trong cuốn thư trên vách lầu.

Di tích núi Thung ngoài ý nghĩa là một danh thắng, tên tuổi gắn với tiềm thức của cư dân nông nghiệp lúa nước mà còn là nơi ghi dấu sự kiện lịch sử văn hóa, lưu giữ nhiều văn bia chữ Hán trải qua quá trình dựng và giữ nước.

Đang tải...

Nhóm tài nguyên: Núi
Địa chỉ: Thôn Đồn Sơn, Xã Yên Đức, Đông Triều, Quảng Ninh

Đánh giá

0
0 đánh giá
Tuyệt vời
0
Rất tốt
0
Tạm được
0
Không thích
0
Tồi tệ
0

Báo chí