Lịch sử hình thành
Làng nghề Sơn Đồng được ví như là “thiên đường” về đồ thờ cúng hay đồ trạm khắc thủ công mỹ nghệ. Các hộ dân nơi đây sinh sống bằng nghề này. Trong đó có hơn 1000 thợ lành nghề và nhiều nghệ nhân giỏi. Người làng Sơn Đồng rất tài nghệ trong nghề sơn, tạc, tạo ra được những bức tượng như tượng Đức Thánh Trần, Văn Thù Bồ Tát, Tam Thế Phật, Phật bà nghìn tay nghìn mắt, Phật Thích Ca, Phật A di đà, tượng ông Thiện, ông Ác, tượng La Hán, Kiệu bát cống, ô sa, cửa võng,....cùng vô số loại đồ thờ thủ công mỹ nghệ nổi tiếng trong cả nước. Không những thế, các vật thể kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đều có ghi đấu ấn của những đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của những nghệ nhân Sơn Đồng tham gia, như di tích lịch sử Văn miếu Quốc Tử Giám, cầu Thê Húc, Khuê Văn Các, chùa Một Cột, đền Ngọc Sơn…
Về quy trình chế tác:
Ngoài một quy trình chung cha ông truyền lại, thì mỗi nghệ nhân lại có những bí truyền hay thủ pháp mang phong cách riêng của mình. Khâu đầu tiên nhưng rất quan trọng đó là khâu chọn gỗ. Và gỗ mít chính là nguyên liệu tốt nhất để đục tượng. Nhờ những đặc tình mềm, dẻo, thớ dặm, bền, ít nứt, dễ gọt. Gỗ mít được lựa chọn mua về từ các tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Nguyên, Phú Thọ,… Sau đó những khúc gỗ sẽ được loại bỏ hết phần giác và giữ lại phần lõi để tạc. Tiếp đến gỗ sẽ được cắt theo khối hình tượng. Phần được tạc đầu tiên chình là đầu và mặt tượng. Những khối mũi ( nếu có),trán, mũi, môi, tai,…sẽ được đục tiếp theo. Sau đó người thợ sẽ phác thao lấy hình dáng chung từ đầu đến cuối. Rồi tiếp đó người thợ sẽ đi đục vào từng bộ phần chi tiết nhỏ, đây là khâu quan trọng nhất đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo và tập trung của người thợ. Sau khi các bộ phận chi tiết được đục hoàn chỉnh là đến khâu gọt, rồi lạo và đánh nhẵn. Tiếp đến một khâu rất quan trọng đó là sơn tượng. Kỹ thuật sơn tượng cũng rất là kỳ công và tỉ mỉ như nghệ thuật sơn mài. Đầu tiên, người thợ sơn sẽ trộn đất phù sa rồi bó bằng sơn sống và sơn thí để hom tượng. Sau mỗi công đoạn, tượng lại được mài bằng đá và nước. Người thợ sẽ sơn lên sau đó lại mài đi. Việc này cứ được thực hiện cho đến khi bề mặt tượng được phẳng, nhẵn và mọng. Sau đó thì dùng một lớp sơn cầm thếp để sơn phủ lên. Tiếp theo là đợi cho sơn cầm thép se tới khi nào mà sờ tay thấy còn hơi dính thì người thợ sẽ dán bạc hoặc dán vàng quỳ tùy theo yêu cầu của khách.
Thương hiệu “làng nghề Sơn Đồng”:
Sau gần một thiên niên kỷ hình thành và phát triển, giờ đây làng nghề Sơn Đồng đã vang danh khắp miền tổ quốc và trên cả nhiều quốc gia trên thế giới. Những sản phẩm được tạo ra vô cùng sắc xảo và sinh động. Có thể nói gần như trong các chùa chiền, nhà thờ, nhà cúng lớn nhỏ đều có những pho tượng hay đồ thờ cúng, trạm trổ, sơn son thiếp bạc do nghệ nhân làng nghề Sơn Đồng tạo ra. Kế thừa những truyền thống cha ông để lại, song các lớp thợ trẻ cũng không ngừng mày mò, sáng tạo, đổi mới sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Những lớp thợ trẻ ngày nay không những kế thừa những nét tài hoa về tay nghề, mà còn rất năng động trong sự biến đổi của thị trường. Giúp cho thương hiệu "làng nghệ Mỹ nghệ Sơn Đồng" ngày càng phát triển mạnh mẽ và rộng lớn.
Làng nghề Sơn Đồng giờ đây không chỉ đơn thuần là một làng nghề nữa mà nơi đây đã trở thành một biểu tượng, nét đẹp về văn hóa của đất nước. Trở thành nơi tham quan du lich hấp dẫn cho du khách cả trong và ngoài nước.