Làng Thiết Úng hiện nay là một thôn của xã Vân Hà, 1 trong 23 xã của huyện Đông Anh. Xã gồm có 6 thôn là Cổ Châu, Hà Châu, Hà Khê, Thiết Bình, Vân Điềm và Thiết Úng. Hiện làng có diện tích 89,965ha, dân số có 474hộ với 2.210 nhân khẩu, 1.149 lao động trong độ tuổi.
Lịch sử hình thành
Chẳng biết cái nghề này có từ bao giờ, chỉ biết từ khi có tên gọi thôn Thiết Úng, thì ở đây đã có nghề chạm khắc gỗ, tạc tượng. Thế hệ trước nối tiếp thế hệ sau, những nghệ nhân, thợ giỏi làng nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ Thiết Úng luôn đau đáu với tình yêu nghề da diết, mong muốn giữ gìn những nét tinh hoa nghề truyền thống của cha ông để lại. Theo các bậc tiền bổi về nghề kể lại, vào thời nhà Nguyễn, những nghệ nhân của Thôn đã từng được triệu vào cung đế tham gia xây dựng cung điện, lăng tẩm cho vua, chúa. Nhờ sự tài tình, khéo léo của đôi bàn tay, nhiều nghệ nhân của làng nghề Thiết Úng đã được triều đình ban sắc phong.
Không giống các làng nghề khác, người làng Thiết Úng không thờ một vị tổ nghề có hành trạng, sự tích cụ thể. Người Thiết Úng thờ tổ nghề cùng với thành hoàng làng mình. Theo thần tích để lại, hai vị thành hoàng làng tên húy là Triệu Thục và Triệu Phá, vốn người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, Hồng Châu, đạo Hải Dương. Các vị sống vào thời Hùng Vương thứ 18. Thủa nhỏ, các ngài đã thông minh, đĩnh ngộ, văn võ hơn người. Lúc trưởng thành, Triệu Thục được phong làm Đô úy, Triệu Phá được phong là Lang trung.
Sinh thời, khi đi qua phường Sa Lập (tên cũ làng Thiết Úng) thấy phong cảnh nơi đây non nước hữu tình, đất đai màu mỡ, con người thuần phác, hai vị bèn chiêu dân lập ấp, dạy dỗ, giáo hóa cho dân và dựng cung sở tại đây. Đất nước bị giặc xâm lăng, hai an hem cầm quân đi đánh dẹp. Thắng lợi trở về, Thục Công được phong là Đông Phá Đại Vương, Phá Công là Bình Thục Đại Vương. Hai vị cùng gia thần là con em ở Sa Lập trở về bản phường, mở tiệc khao dân. Chẳng bao lâu, hai ngài bỗng nhiên đều hóa. Vua vô cùng thương thiếc cho các vị làm thành hoàng làng, đồng thời cho dân phường Sa Lập dựng đền thờ phụng, mãi mãi muôn đời.
Lễ hội làng Thiết Úng
Hàng năm, cứ đến ngày 12/12 âm lịch (ngày hóa của đức thánh em), người dân Thiết Úng lại tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công lao của thành hoàng làng mình. Những ngày này cũng là dịp để người thợ Thiết Úng dân nén hương tưởng nhớ đến người đã đem nghề nghiệp về cho dân.Họ tổ chức những sinh hoạt văn hóa mang đặc trưng nghề nghiệp rất thiết thực và có ý nghĩa. Nếu xưa kia người ta có lễ trình nghề thì nay đã được thay thế bằng hội thi “trí xảo”. Ở hội thi này, người thợ có cơ hội để biểu diễn và thi thố tài nghệ của mình. Những sản phẩm dự thi chính là công sức, là tài năng, tâm huyết của người thợ tích lũy cả đời, được đem trình làng trước sự chứng kiến của đức Tổ ở cõi siêu phàm. Phần thưởng tuy không lớn nhưng “Một miếng giữa làng” đã khiến người ta rất tự hòa và tạo đà kích thích để năm sau lại sáng tạo được nhiều tác phẩm tinh xảo hơn, điêu luyện hơn.
Các sản phẩm chạm khắc gỗ của làng nghề Thiết Úng
Trước đây, các sản phẩm chạm khắc gồ của làng được tập trung bày bán ở các phố Hàng Trống, Hàng Khay và Hàng Đàn. Phố hàng Khay bán các loại khay chén, tráp, hộp trầu, hộp đựng trang sức, còn phổ Hàng Trống, Hàng Đàn, Hàng Quạt là nơi vừa sản xuất, vừa bán các sản phấm như sập gụ, tủ chè, án thư, tràng kỷ, hương án, long đình.... Ngày nay, sản phẩm của làng nghề mộc Thiết Úng gồm hai loại chính là hàng nội thất và hàng mỹ nghệ, được lưu truyền từ xa xưa, đến nay vẫn giữ nguyên kiểu dáng cổ. Bên cạnh đó, do nhu cầu của thị trường, một số sản phẩm được sáng tác mới thêm, làm theo yêu cầu của khách.
Hàng trang trí nội thất do những người thợ ngang làm ra. Công cụ của họ cũng khác (máy cưa,máy bào, máy lọng, máy khoan và các loại đục). Các sản phẩm chính là bàn ghế các loại (bàn ghế Âu Á, bàn ghế Minh quốc, bàn ghế Ba lan, bàn ghế rồng lùng, bàn ghế kiểu cổ, bàn ghế Lạc Việt, bàn ghế rồng đỉnh tứ linh, bàn ghế hình gốc cây...); các loại tủ (tủ đựng quần áo các hình dáng khác nhau theo yêu cầu của khách, tủ chè, tủ ba buồng...); các loại giường, bệ tủ ca, tủ đựng bát, các loại sập...
Hàng mỹ nghệ chủ yếu là tượng gỗ. Tượng gỗ của làng nghề Thiết úng phong phú vê chủng loại, đa dạng vê mẫu mã. Điểm đặc biệt nhất ở tượng gỗ Thiết Úng là mỗi pho tượng làm ra đều có một dáng, vẻ và thần thái riêng như: tượng Di lặc đứng và ngồi ở các tư thế, anh hùng tương ngộ, Phật Ba Quan âm, Tam đa các kích thước, 18 vị La Hán, Đạt Ma sư tổ, thần tài thần lộc, hình người các tư thế, cô gái Quan họ, tượng mồng tre, các con vật có trong cuộc sống... Người thợ Thiết Úng hiện còn giữ được hơn 100 các loại mẫu mã đẹp từ cổ xưa. Ngoài ra, theo yêu cầu của khách hàng, người thợ có thể tạo ra bất kỳ một sản phẩm nào, cứ phác hoạ dáng vẻ, miêu tả đặc điểm là có thể làm được.