Đền Sái

Đền Sái tọa lạc trên núi Sái, ngọn núi lớn nhất trong bảy ngọn núi thiêng Thất Diệu Sơn, dân gian truyền rằng phong thủy của núi Sái được gọi là "Quy Xà hợp hình". Nơi đây vẫn đang lưu giữ được bản gốc tượng Đức Huyền Thiên Trấn Vũ, cũng là nơi có lễ hội rước vua quy mô, độc đáo. Trong đền còn lưu giữ được nhiều di vật, đồ thờ nhưng đặc biệt có cây hương đá (1701) và những viên gạch lát vân rồng thời Lê. Hậu cung có tượng Huyền Thiên Trấn Vũ là tượng thổ nhưng rất to lớn bề thế, ở thế ngồi tĩnh tại, dưới chân đế có chạm hình Quy - Xà tạo nên vẻ linh thiêng.

Kiến trúc Đền Sái

Hai bên sân phía trước đền Sái là hai ao hình tròn, được gọi là ao Tiên. Bước qua 15 bậc đá, du khách sẽ tới nghi môn gồm 5 cửa: Ở giữa là 3 cổng chính, rộng, được xây kiểu chồng diêm 2 tầng, 8 mái; hai bên là 4 trụ biểu. Hai cổng phụ hai bên nhỏ, có mái che và 2 trụ biểu nhỏ.

Qua nghi môn là tới gác chuông cao 2 tầng, được xây theo kiểu chồng diêm, 8 mái. Công trình này được phục dựng năm 1989. Trên gác treo quả chuông đúc vào thời vua Thành Thái (triều Nguyễn, trị vì từ năm 1889 đến 1907). Tiếp đó là tòa Kính thiên, chính giữa có tấm bia “Huyền Thiên Đạo Quán” niên đại Chính Hòa thứ 22, năm Tân Tỵ (1701). Bốn mặt bia khắc chữ, ca ngợi cảnh đẹp vùng núi Sái, lịch sử và công đức của Đức thánh Huyền Thiên Trấn Vũ.

Sau tòa Kính thiên là nhà tiền tế và chính điện. Chính điện có mặt bằng kiểu chữ “Công”, gồm tiền đường, thiêu hương và hậu cung. Tiền đường đã được dựng lại theo lối kiến trúc cổ. Hậu cung là công trình được bảo tồn gần như nguyên vẹn với gạch lát nền từ thời Lê, chính giữa là bức tượng Huyền Thiên Trấn Vũ làm bằng đất, sơn son thếp vàng, có chiều cao 2,25m, đường kính 0,9m. Trong đền hiện còn lưu giữ nhiều di vật, đồ thờ có từ thế kỷ XVII - XVIII. Phía sau đền là chùa Sái, tạo thành một quần thể phối thờ theo lối “tiền thần, hậu phật”.

Ngoài những nét đặc sắc về kiến trúc, đền Sái còn được biết đến với Lễ hội rước vua giả (ngày 11 tháng Giêng hằng năm) cùng những phong tục cổ truyền độc đáo được bảo tồn, lưu giữ đến ngày nay. Có giá trị về nhiều mặt, đền Sái đã được xếp hạng Di tích lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc cấp quốc gia năm 1986.

Đang tải...
Đang mở cửa • Mở cửa 24h

Chứng nhận: Di sản văn hóa cấp Quốc gia

Nhóm tài nguyên: Di Tích, Lịch Sử, Văn Hoá
Địa chỉ: Thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, Đông Anh, Hà Nội

Đánh giá

0
0 đánh giá
Tuyệt vời
0
Rất tốt
0
Tạm được
0
Không thích
0
Tồi tệ
0

Báo chí