Làng nghề may Cổ Nhuế

Lịch sử:
Làng Cổ Nhuế được thành lập vào khoảng đầu triều Lý, có sự gắn bó tương đối gần gũi với kinh thành Thăng Long. Nguyên trước đây, Cổ Nhuế là một xã thuộc huyện Từ Liêm cũ, nổi tiếng với nghề may truyền thống. Sau này, quận Bắc Từ Liêm được thành lập, xã Cổ Nhuế được chia thành 2 phường mới trực thuộc quận là Cổ Nhuế 1 và Cổ Nhuế 2.

Truyền thống nghề may của xã:
Làng nghề may Cổ Nhuế có từ lâu đời. Khoảng năm 1920 do sản xuất nông nghiệp bị sút kém nên người dân Cổ Nhuế phải tìm thêm nghề để sinh sống, trong đó có nghề may. Lúc đầu chỉ có ông Trưởng Cốm ở thôn Trù và vài người làm nghề thợ may, sau phát triển dần. Đến năm 1935, cả xã có hàng trăn chiếc máy khâu và có nhiều người ra phố làm nghề may. Người có vốn thì mở hiệu may, người không có vốn thì đi may thuê. Có những thợ may giỏi được chủ đặt tên cho hiệu may của mình. Thời bao cấp, xã thành lập những hợp tác xã may gia công hàng xuất khẩu và phục vụ nhu cầu địa phương. Khi các hợp tác xã giải thể, nhiều xã viên mua máy về nhà để làm thêm.

Trong những năm 1990 - 1992, nghề may phát triển nhờ may hàng xuất khẩu đi Ba Lan và Liên Xô. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là áo Giắc -ket, quy mô sản xuất chủ yếu là hộ gia đình. Lúc phát triển, làng có tới hàng trăm hộ chuyên nghề may, xuất hiện nhiều hộ có số vốn hàng tỷ đồng, trở thành những chủ hiệu lớn. Từ năm 1993, làng nghề chuyên sản xuất những mặt hàng nội địa và nhận gia cong cho một số nhà máy dưới hình thức là hộ tư nhân và các công ty trách nhiệm hữu hạn.

Sản phẩm của làng nghề rất đa dạng: quần áo mùa hè, mùa đông của cả người lớn và trẻ em. Nguồn nguyên liệu là vải được nhập khẩu từ Trung Quốc. Công nghệ sản xuất bằng máy may công nghiệp. Nhân lực lao động chủ yếu là sử dụng lao động phổ thông, tự đào tạo. Hiện nay, mặc dù làng nghề đang gặp nhiều khó khăn trong mở rộng thị trường tiêu thụ, thiếu vốn, nhiều lao động chưa qua đào tạo, mặt bằng sản xuất không đều, nhưng cũng đã tạo việc làm cho khoảng 7000 lao động, thu nhập ổn định và cũng ký kết được một số hợp đồng xuất khẩu nước ngoài.

Ngoài sản xuất theo hộ gia đình, nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập nhận gia công cho các xí nghiệp, thậm chí họ còn nhận gia công cho những hộ sản xuất nhỏ theo thời vụ. Từ những năm đầu thế kỷ 20, nghề may không chỉ đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho dân làng Cổ Nhuế mà còn tạo ra những thay đổi về cơ cấu dân cư, quan hệ xã hội của làng, đặc biệt là làm hình thành đội ngũ công nhân may mặc có tay nghề cao, có ý thức cao về vị thế xã hội của mình.

Đang tải...

Nhóm tài nguyên: Nghề thủ công truyền thống
Địa chỉ: Làng Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội

Đánh giá

0
0 đánh giá
Tuyệt vời
0
Rất tốt
0
Tạm được
0
Không thích
0
Tồi tệ
0

Báo chí