Mộ Ông Ích Đường

Ông Ích Đường sinh năm 1884 tại làng Phong Lệ, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nay là khu dân cư Phong Bắc, phường Hoà Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng; là cháu nội của Ông Ích Khiêm - một danh tướng thời Nhà Nguyễn.

Ông Ích Đường là người giỏi văn võ, có chí lớn, có đức độ bậc trượng phu, tận tâm bênh vực người nghèo yếu, chống lại bọn cường hào ác bá, thường xuyên giúp đỡ dân nghèo. Nhân dân thường trân trọng gọi ông là “Cậu Đường”.

Thời cách mạng, Ông Ích Đường đã tham gia nhiều hoạt động, có thể kể đến như: cùng cụ Phan Châu Trinh vào Nam ra Bắc vận động cải cách theo phong trào Duy Tân (1906 -1908), đến căn cứ Phồn Xương (Yên Thế, Bắc Giang) của cụ Hoàng Hoa Thám để học tập cách thức đánh Pháp, dạy võ nghệ cho thanh niên nhằm chuẩn bị lực lượng để sử dụng khi có cơ hội,...

Tuy nhiên, sau này ông bị giặc Pháp bắt và đưa ra chém ngày 11/ 5/1908 tại chợ Túy Loan (nay thuộc xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang) khi chợ đang đông để uy hiếp tinh thần dân chúng.Tại nơi hành hình, Ông Ích Đường rất bình thản, hiên ngang trước cái chết. Ông đã nói to trước quân thù: "Dân nước Nam như cỏ cú, giết Đường này còn có trăm nghìn Đường khác. Bao giờ hết mía mới hết Đường!".

Cái chết oanh liệt của Ông Ích Đường gây xúc động sâu sắc cho bao người. Nhân dân đã lập miếu thờ "Cậu Đường" và khắc câu đối trước cửa miếu: "Tinh thần thiên bất tử/ Nghĩa khí thế trường sanh" (Tinh thần còn mãi mãi/ Nghĩa khí sống đời đời). Cụ Nghè Lâm Quang Tự (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang) đã viết bài thơ “Viếng Cậu Đường”:

Sau nhiều lần di chuyển, năm 2008, mộ Ông Ích Đường được cải táng về tổ 12, phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ. Năm 2009, miếu và lăng mộ ông được công nhận di tích lịch sử cấp thành phố và nay vừa được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Đang tải...

Chứng nhận: Di sản văn hóa cấp Quốc gia

Nhóm tài nguyên: Di Tích, Lịch Sử, Văn Hoá
Địa chỉ: 254Q+799, Thọ Tây, Cẩm Lệ, Đà Nẵng

Đánh giá

0
0 đánh giá
Tuyệt vời
0
Rất tốt
0
Tạm được
0
Không thích
0
Tồi tệ
0

Báo chí