Đình làng Cổ Mân

Đình làng Cổ mân là một di tích lịch sử cấp thành phố với nhiều biến cố trong lịch sử. Mỗi một sự kiện lịch sử gắn liền với ngôi đình này đều có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với công cuộc xây dựng đất nước.

Theo ghi chép, năm 1471, niên hiệu Hồng Đức nhị niên đời Hoàng đế Lê Thánh Tông, thể theo chiếu khuyến khích Nam tiến của vua Lê lên đường mở mang bờ cõi, dựng xây và phát triển kinh tế vững bền, lục tộc tiền hiền gồm: Lê, Trần, Võ, Thái, Nguyễn, Đinh từ Bắc Hà và Thanh - Nghệ di dân vào Nam an, sở nghiệp trên vùng đất phía Nam bán đảo Sơn Trà, thuộc xứ Nam Long, tiểu sứ Bà Chờ, khai khẩn tạo lập nên làng Vĩnh Yên, sau cải danh làng Mân Quang. Cùng với việc lập làng, đình làng Mân Quang được xây dựng từ đó.

Mới đầu Đành làng được làm bằng tranh tre và về sau, trải qua các đợt trùng tu đã xây dựng bề thế nhưng vẫn giữ được nét cổ kính. Đình có diện tích 120m2, mái lợp ngói âm dương, tường xây bằng gạch, trên mái đình trang trí hình ảnh “Lưỡng Long chầu nguyệt”, hai đầu mái đắp hình rồng uốn lượn, được ghép bằng sành sứ. Bên trong đình chia làm 3 gian, 2 chái thờ thần Hoàng bổn xứ, các vị tiền nhân của làng, trong đó có vong linh những nghĩa quân, những liệt sĩ đã hy sinh tại đình qua các cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Ngày 16 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày hội của làng.

Trong kháng chiến chống Pháp (1858 - 1860) đình làng là được Nguyễn Tri Phương dùng làm nơi đóng quân, làm kho chứa lương thực, súng đạn, thuốc men để đánh giặc. Từ năm 1945 – 1954, Đình làng là trụ sở làm việc của Uỷ ban cách mạng lâm thời khu phố Phó Đức Chính, nơi bầu cử Quốc hội khoá I và là địa điểm liên lạc, đào hầm bí mật hoạt động của du kích khu Đông.

Trong kháng chiến chống Mỹ 1954 – 1975, đình được làm trụ sở Hội đồng hương chính, công dân vụ, lấy cây U làm trạm gác và đài quan sát, đồng thời là nơi hội họp, mittinh của nhân dân trong làng. Ngày 29/3/1975, khi thành phố Đà Nẵng được giải phóng, ngôi đình trở thành trụ sở của chính quyền cách mạng lâm thời. Ngày 13/4/1999, đình làng Mân Quang được thành Sở Văn hoá Thông tin thành phố đăng ký bảo vệ là “Di tích lịch sử - văn hoá nghệ thuật”.

Đang tải...

Chứng nhận: Di sản văn hóa cấp Tỉnh/Thành phố

Nhóm tài nguyên: Di Tích, Lịch Sử, Văn Hoá
Địa chỉ: X6Q6+8QP, Hoàng Châu Ký, Hoà Xuân , Cẩm Lệ, Đà Nẵng

Đánh giá

0
0 đánh giá
Tuyệt vời
0
Rất tốt
0
Tạm được
0
Không thích
0
Tồi tệ
0

Báo chí