Lễ hội Đu Tiên

Lịch sử lễ hội Đu Tiên
Người Huế có câu “ba ngày Tết, bảy ngày xuân” muốn nói rằng những ngày Tết Nguyên đán chính là dịp để toàn bộ mọi người được nghỉ ngơi, vui chơi, dừng hết mọi công việc, tận hưởng khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Nếu ở những thành phố lớn, Tết chỉ có ba ngày rồi mọi người lại hối hả trở lại với công việc thường nhật thì ở Huế, người dân ăn Tết rất lâu và sâu. Ba ngày tết dường như chỉ mới là bước chuẩn bị, những ngày tiếp theo mới được coi là phần hội với rất nhiều lễ hội đặc sắc. Trong đó hội Đu Tiên chính là một phần không thể thiếu.

Lễ hội Đu Tiên được tổ chức rất sôi nổi tại nhiều địa phương của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Thế nhưng bắt nguồn của lễ hội phải nói đến làng Gia Viên, thuộc xã Phong Điền, huyện Phong Điền. Không có bất cứ sách sử nào ghi chép cụ thể lịch sử lễ hội đã được tổ chức từ khi nào, nhưng theo những bị bô lão làng Gia Viên thì nơi đây đã gìn giữ phong tục lễ hội trong suốt hơn 150 năm qua. Đây trở thành lễ hội truyền thống trong dịp Tết Nguyên đán, là cơ hội để dân làng quây quần cùng nhau đón năm mới, tham gia trò chơi rèn luyện sức khỏe, cầu cho mưa thuận gió hòa, làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu.

Thời gian tổ chức lễ hội Đu Tiên
Lễ hội Đu Tiên được tổ chức vào mùng 4 tết Âm lịch, định kỳ hai năm một lần. Trước đây lễ hội chỉ có sự tham gia của người dân địa phương nhưng đến nay nhờ du lịch Huế phát triển, lượng khách đổ về đông đúc, đặc biệt là dịp Tết. Thế nên lễ hội Đu Tiên đã trở thành một trong những sự lựa chọn sáng giá để du khách vui chơi và tận hưởng khoảng thời gian khám phá Huế Tết Nguyên đán.

Những hoạt động tại lễ hội Đu Tiên
* Bước chuẩn bị
Để chuẩn bị cho lễ hội Đu Tiên, từ trước Tết ban tổ chức lễ hội đã chọn hai cây tre già, thẳng, chắc chắn để dựng lên tại sân đình. Trên hai cây tre sẽ treo cơ hội phấp phới, ở giữa thân trẻ cột dây thừng, cột thật chắc để đảm bảo an toàn cho người chơi đu dây. Giá đu còn cần gắn thêm dụng cụ bảo hộ để an toàn hơn nữa.

* Hội đu dành cho 30 thanh niên
Theo phong tục của làng Gia Viên, lễ hội Đu Tiên dành cho tất cả dân làng tham gia vui chơi nhưng phần thi hội đu thì chỉ dành cho nam giới. 30 chàng trai khỏe mạnh sẽ được tuyển chọn để thi đấu cùng nhau, gồm cả người của làng và những người ở địa phương khác tới. Các thí sinh sẽ bốc thăm để lấy số thứ tự từ 1 đến 30 rồi bắt đầu đấu loại trực tiếp.
Lễ hội Đu Tiên không chỉ chọn ra một người chiến thắng mà có đến 5 giải thưởng dành cho người chơi. 5 giải lần lượt là giải cúng, nhất, nhì, ba, và giải phá dành cho 5 người có thành tích tốt nhất. Giải cúng trao cho người đầu tiên đu cao nhất và chạm tay vào lá cờ trên đỉnh cây đu. Giải nhất, nhì, ba dành cho người thứ 2, 3, 4 chạm tay vào cờ. Còn riêng giải phá sẽ dành cho người giật được lá cờ ra khỏi đỉnh đu.

* Hội đu tiên dành cho các cặp đôi
Lễ hội Đu Tiên ngoài hoạt động thi đấu của thanh niên trai tráng thì còn rất nhiều trò chơi khác cho người dân và du khách. Trong đó trò vui nhất được mọi người yêu thích đó là đánh đu theo đôi. Theo đó từng cặp đôi sẽ bước lên đu để đánh du sao cho đẹp mắt dưới sự tán thưởng của mọi người. Trước đây trò chơi tạo điều kiện để các nam thanh nữ tú gặp gỡ và làm quen nhau, còn vào thời nay trò chơi được nhiều du khách yêu thích trải nghiệm, đặc biệt là khách nước ngoài, rất hứng thú với trò chơi dân gian này của Việt Nam.
Hình ảnh những thiếu nữ chơi đánh đu, tà áo dài đầy màu sắc bay trong gió đã trở thành một nét văn hóa, một vẻ đẹp của những lễ hội đặc trưng tại Huế. Thậm chí đây cũng trở thành chủ đề cho tranh Đông Hồ, trở thành cảm hứng sáng tác trong thơ ca.

Đang tải...

Nhóm tài nguyên: Lễ hội truyền thống
Địa chỉ: làng Gia Viên, xã Phong Hiền, Phong Điền, Thừa Thiên Huế

Đánh giá

0
0 đánh giá
Tuyệt vời
0
Rất tốt
0
Tạm được
0
Không thích
0
Tồi tệ
0

Báo chí