Được mệnh danh là thành phố trong sương, nơi đây là điểm đến được thiên nhiên vô cùng ưu ái ban tặng những cảnh sắc và tiết trời độc đáo, đẹp đến ngỡ ngàng. Bên cạnh những thắng cảnh thiên nhiên thì chương trình còn có những địa điểm du lịch đầy thú vị. Trong số những địa điểm đó, chắc chắn không thể không nhắc tới Nhà Thờ Đá Sapa, nơi sinh hoạt tôn giáo chủ yếu của các giáo dân nơi đây và cũng là một biểu tượng hình ảnh của mảnh đất du lịch này.
Nhà Thờ Đá của Sa Pa tọa lạc tại cung đường phía sau núi Hàm Rồng, gần Quảng trường Trung tâm tại Thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Nhà Thờ Đá Sapa được xây dựng vào những năm 1895, đầu thế kỷ 20 với tên gọi là Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi và được đưa vào sử dụng vào những năm 1935. Nơi này đến bây giờ vẫn được công nhận là một trong những dấu ấn kiến trúc cổ toàn vẹn nhất do người Pháp để lại cho đến bây giờ.
Nếu quay ngược thời gian, nhìn lại những cột mốc lịch sử vàng son của dân tộc ta cũng có thể phần nào hiểu được, nhà thờ chính là minh chứng cho những năm tháng chiến đấu thời ấy khi đã cùng người dân đi qua bao nhiêu thăng trầm và biến cổ của lịch sử. Thời gian đầu khi vừa mới xây dựng, Nhà Thờ Đá Sapa cũng giống như bao nhiêu nhà thờ khác với những vị linh mục đáng kính ở lại, phục vụ công việc truyền đạo và dẫn lối cho người dân. Song sau đó, do sự có mặt của quân đội Nhật Bản đã khiến cho các hoạt động tôn giáo của nơi này bị ngưng trệ. Dân chúng cũng vì chiến tranh mà sơ tán dẫn đến việc giáo xứ bị bỏ hoang và không còn sinh hoạt. Sau này, nhà thờ được lấy làm nơi trữ gạo, nhà xứ làm trường dạy học cho người dân.
Nhà Thờ Đá cổ Sapa được lựa chọn vị trí hướng về phía Đông, nơi mặt trời mọc. Điều này thể hiện một ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, đó là hành động đón lấy nguồn ánh sáng, năng lượng rực rỡ từ Thiên Chúa ban tặng. Cuối nhà thờ là hướng Tây, đây là nơi mà tướng Kito được sinh ra và trưởng thành.
Nhà Thờ Đá tọa lạc vị trí đắc địa với phía sau là núi Hàm Rồng với diện tích 6000m vuông. Trong đó có khu nhà thờ gồm 7 gian, mỗi gian rộng 500m vuông, tháp chuông cao 20m, bên trong là quả chuông cao 1,5m, nặng nửa tấn được đúc vào năm 1932, âm thanh của nó có thể vang trong phạm vi bán kính 1km. Nhìn tổng thể thì Nhà thờ đá Sapa được xây dựng theo lối kiến trúc Gothic La Mã mang đậm chất Châu Âu hoa mỹ với phần mái nhà, vòm cuốn, tháp chuông,... hình mái vòm vô cùng bay bổng và đẹp mắt. Điều đặc biệt trong cách xây dựng của nhà thờ này đó chính là toàn bộ những bộ phận của nhà thờ đều được xây bằng đá đẽo, trộn hỗn hợp đá vôi, cát, mật mía nên có chất lượng vô cùng tốt cũng như độ vững chắc rất cao.
Phần mái của nhà thờ được lợp bằng ngói đỏ và ốp theo hình tam giác, hai bên rìa của mái ngói làm theo hình dáng thẳng, đơn giản. Trần nhà được làm bằng rơm, chúng được làm mới liên tục qua nhiều thế hệ). Tuy nhiên, phần gác chuông là sự kết hợp từ hỗn hợp vôi, rơm và sắt vẫn còn nguyên vẹn theo thời gian, chưa quan tu sửa lần nào.
Không gian bên trong sơn màu trắng tôn lên vẻ đẹp sang trọng của nhà thờ, tạo cảm giác rộng rãi và thông thoáng hơn. Hai bên tường được ốp gỗ để giữ gìn vệ sinh dễ dàng hơn. Ngoài ra, các ô cửa phía trên được thiết kế với kích thước nhỏ hình bán nguyệt, dùng những miếng kính sắc màu để trang trí, phong cách này mang đậm phong cách độc đáo của phương Tây.
Không chỉ là một biểu tượng của kiến trúc Pháp, Nhà Thờ Đá còn được biết là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng vô cùng nhộn nhịp của người dân đồng bào dân tộc thiểu số ở Sapa. Vào các ngày cuối tuần, bà con người đồng bào dân tộc, những con Chiên từ khắp nơi sẽ đổ về nhà thờ để dự lễ cũng như là tham gia các buổi truyền đạo, học đạo truyền thống của đạo Công giáo. Bên cạnh đó, khách du lịch càng cảm nhận được sự lung linh, kỳ ảo huyền bí và linh thiêng của Nhà thờ đá Sapa thông qua giọng đọc kinh vang vọng từ bên trong Chánh đường và các hoạt động cầu nguyện diễn ra vào cuối tuần của người dân địa phương nơi đây.
Nhà Thờ Đá cổ Sapa là một địa điểm vô cùng thú vị, bạn sẽ có được những trải nghiệm khó quên ở nơi đây khi ghé thăm thị trấn Sapa sương mờ. Một nơi ghi dấu ấn cũng những chiến tích lịch sử, chiến tranh luôn là điểm đến đưa chúng ta trở về những ngày oanh liệt.