Làng nghề nón lá Sai Nga

Làm nên chiếc nón giản dị, người nghệ nhân ở làng nón Sai Nga tận dụng nguyên liệu có sẵn ở địa phương từ búp non của cây cọ, chặt về phơi khô rồi là cho phẳng, còn người nghệ nhân Gia Thanh phải tìm mua nguyên liệu từ trong vùng núi đá Thanh Hóa.

Để làm ra một chiếc nón phải trải qua rất nhiều công đoạn như tìm chọn mua nguyên vật liệu, làm vành, là lá, quay khâu, nức, nhôi, sấy... Sau khi người thợ xếp từng lá vào vòng nón, một lớp mo tre và một lớp lá nữa rồi khâu. Khâu là một công đoạn rất khó bởi không khéo là rách lá. Bàn tay người thợ cầm kim đưa nhanh từng mũi khâu thẳng đều từ vòng trong ra vòng ngoài.

Khi chiếc nón được khâu xong, người thợ hơ bằng hơi diêm sinh làm cho màu nón trở nên trắng muốt và không bị mốc. Một chiếc nón đẹp phải đảm bảo mái nón phẳng phiu, đường khâu mượt mà, đều tăm tắp. Giữa hai lớp lá mỏng, người ta gài vào lòng nón những hình trổ như hình hoa lá, đôi nét kiến trúc cổ kính.

Nón lá từ lâu đã trở thành nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam; những chiếc nón trắng nhấp nhô giữa những cánh đồng lúa đang thì con gái xanh mướt hay những cánh đồng lúa vàng trĩu bông từ lâu đã trở thành hình ảnh bình yên của vùng quê Việt Nam.

Đang tải...

Nhóm tài nguyên: Nghề thủ công truyền thống
Địa chỉ: Xã Sai Nga, Cẩm Khê , Phú Thọ

Chưa có đánh giá nào.
Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận!

Báo chí