Quần thể di tích - khảo cổ học Hắc Y

Năm 2001, quần thể di tích - khảo cổ học Hắc Y đã được công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia. Ngày 17-9-2009, hang chùa São đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái cấp bằng chứng nhận di tích cấp tỉnh. Hàng năm cứ vào ngày 16 tháng Giêng, Đền Đại Cại lại mở hội thu hút hàng ngàn du khách và đồng bào các dân tộc quanh vùng… Đây quả là những tín hiệu lạc quan, cho thấy nếu được quan tâm đầu tư đúng mức và phục dựng một số kiến trúc tiêu biểu, quần thể di tích - khảo cổ học Hắc Y sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn nhiều bạn bè và khách du lịch bốn phương…

Miếu Hắc Y - Đền Đại Cại
Miếu Hắc Y hay còn gọi chùa tháp đất nung tọa lạc trên đỉnh đồi Hắc Y, mang kiến trúc độc đáo thời Trần. Tương truyền vào thời vua Hùng Vương thứ 18, một vị thần rắn hiện hình người mang trang phục đen đã giúp nhà vua đánh giặc. Về sau, người dân đã lập miếu thờ dưới gốc cây sui cổ thụ trong khu vực đền Đại Cại… Đền Đại Cại ngày nay nằm cạnh bờ sông Chảy trên địa phận thôn Sàng - xã Tân Lĩnh, mang vẻ đẹp uy nghi cổ kính với mặt chính nhìn ra ngã ba sông và đồi Hắc Y. Tương truyền đền được dựng hơn 300 năm trước trên gò Đại Mạo cạnh miếu Hắc Y, bên bờ phải cửa ngòi Đại Cại với tên cổ là Ta Cại, thờ Bà Chúa quân lương Vũ thị Ngọc Anh là con nhà dòng dõi, vừa tinh thông văn võ lại giỏi nghề nông tang…

Hang chùa São
Nằm ở địa đầu của hồ Thác Bà bên dòng sông Chảy, chùa São là một trong những chùa hang đẹp và rất linh thiêng. Hang chùa São được đánh giá không chỉ là một bảo tàng địa chất sống động có giá trị đặc biệt trong việc nghiên cứu sự hình thành và phát triển của các cư dân Việt cổ mà còn có giá trị khảo cổ học nổi tiếng ở phía Bắc. Tại đây những khối nhũ đủ hình dáng và màu sắc rủ xuống từ vòm hang, lung linh tựa như chốn bồng lai tiên cảnh…

Di tích Bến Lăn
Trong đợt khai quật khảo cổ năm 2008, các nhà khảo cổ đã làm xuất lộ tại khu Bến Lăn dưới chân núi Hắc Y dấu tích chùa Thượng Miện một thời, với những tảng đá kê chân cột có đường kính 0,72m. Cách chùa không xa là một quần tụ 14 tháp đất nung, gồm nhiều tháp nhỏ (1m x 1m) quay quanh một tháp lớn (4m x 4m), trong đó gồm 2 tháp đã được tìm thấy năm 2005. Tuy nhiều tầng tháp đã đổ vỡ nhưng cũng còn 8 móng tháp khá nguyên vẹn… Các nhà khảo cổ cũng đã phát hiện dấu tích cửa tiền với bức tường đá có đoạn còn nguyên vẹn cùng dãy tường bao có chu vi 295m…

Di tích lò nung thời Trần
Tháng 10/2016, Trung tâm Nghiên cứu kinh thành thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Bảo tàng tỉnh Yên Bái đã tiến hành khai quật 4 hố tại khu đồi thấp Pù Lườn Xe nằm ở quãng giữa lối đi từ di tích bến Lăn lên đồi Hắc Y với diện tích chừng 500m², đã phát hiện hai lò nung thời Trần, với các hiện vật gồm gạch, ngói mũi sen, ngói mũi lá, ngói đầu đao, ngói úp nóc có gắn lá đề trang trí hình rồng, mũi ốp chân tháp… (lò số 1); 2 đầu tượng chim phượng và một số mái tháp có kích thước khá lớn, mái tháp tạo hình ngói ống, tường tháp có hình hoa chanh tạo nổi… (lò số 2). Đây là lần đầu tiên một lò nung vật liệu kiến trúc có niên đại từ thời Trần được khai quật ở miền Bắc Việt Nam. Các lò này được dùng để sản xuất vật liệu xây dựng cho những kiến trúc trong khu di tích - khảo cổ học Hắc Y chứ không phải mang từ miền xuôi lên theo đường sông Chảy như nhiều nhận định trước đây…

Dấu tích kiến trúc Phật giáo
Tại những hố khai quật ở khu vực xã Tân Lĩnh đã phát hiện những hiện vật như lá đề cân, lá đề lệch, đầu rồng ngậm ngọc, chim ưng, thú đầu đao… Tại các hố khai quật dưới chân núi Hắc Y đã phát hiện 14 cột tháp đất nung lớn, nhỏ, có cột cao 9 tầng, chung quanh còn thấy những bệ cột đá chạm trổ hoa sen cho phép phỏng đoán cách nay hàng trăm năm đã từng hiện diện một ngôi chùa lớn dưới chân núi Hắc Y…

Dấu ấn Hoàng thành Thăng Long & Chăm-pa
Điều lý thú là không ít hiện vật phát hiện tại di tích - khảo cổ học Hắc Y có hình dạng và niên đại giống với những hiện vật kiến trúc đất nung được khai quật ở Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), từ gạch, ngói, đá chân cột, lá đề, sen, cúc… đến các tượng đất nung linh vật như các loại đầu lân, rồng, phượng, chim thần uyên ương và Garuda…, các đồ thờ cúng, đồ gốm sứ, tiền đồng…, nhiều di vật mang phong cách vương triều…

Đang tải...
Đang mở cửa • Mở cửa 24h

Chứng nhận: Di sản văn hóa cấp Quốc gia

Nhóm tài nguyên: Di Tích, Lịch Sử, Văn Hoá
Địa chỉ: Xã Tân Lĩnh, Lục Yên, Yên Bái

Đánh giá

0
0 đánh giá
Tuyệt vời
0
Rất tốt
0
Tạm được
0
Không thích
0
Tồi tệ
0

Báo chí