Làng nghề thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp

Đồng bào Chăm Ninh Thuận nổi tiếng với ba làng nghề truyền thống bao gồm nghề thuốc cổ truyền của làng Phước Nhơn, nghề gốm của làng Bàu Trúc và nghề dệt thổ cẩm của làng Mỹ Nghiệp. Độc đáo trong ba làng nghề này, làng dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp được biết đến như một nét tinh hoa trong nghệ thuật với sức hút cực mạnh. Theo tương truyền, nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm đã có từ lâu đời. Nói cách khác, nghề dệt thổ cẩm là nghề có lịch sử hình thành sớm nhất trong tất các nghề truyền thống còn sót lại đến hiện nay.

Riêng với nghề dệt thổ cẩm của làng Chăm Mỹ Nghiệp thì tương truyền được hình thành từ khoảng thế kỷ VI. Tổ nghề khai sáng chính là Po Yang Inư Nagar [mẹ xứ sở], là nữ thần lớn của vương quốc Champa. Thần còn có tên nữa là Muk Juk (người Việt gọi là Bà Đen), người Chăm gọi là Patao Kumay [vua của đàn bà] hoặc Stri Ratjnhi [chúa của phụ nữ].

Trải qua bao năm tháng lịch sử, đến nay nghề dệt vẫn được hậu duệ đời sau lưu truyền, gìn giữ và phát huy mạnh mẽ. Thể hiện cho điều này, năm 2017 Sở VHTT & Du lịch đã kiến nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa làng dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đây là một điều có ý nghĩa quan trọng trong việc khích lệ tinh thần để sáng tạo ra nhiều sản phẩm đẹp, bền phục vụ tốt nhu cầu người tiêu dùng.

Phải nói rằng, nghề dệt thổ cẩm của đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và nghề dệt thổ cẩm của người Chăm làng Mỹ Nghiệp nói riêng đều mang một tinh hoa đạt mức đỉnh cao trong nghệ thuật. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là phương thức và chất lượng sản phẩm của mỗi dân tộc đều như nhau. Mà ngược lại, dựa vào điều kiện đặc trưng từng vùng, óc sáng tạo cũng như sự thừa hưởng nét tinh túy từ các thế hệ mà mỗi dân tộc đều có nét riêng cho mình. Nghề dệt làng Chăm Mỹ Nghiệp ở Ninh Thuận cũng vậy. Để tạo nên điểm nhấn đặc trưng cho riêng mình, các nghệ nhân qua bao đời đã giữ nguyên nét nguyên bản truyền thống với nhiều cách hết sức đa dạng và sinh động.

Đang tải...

Chứng nhận: Di sản văn hóa cấp Quốc gia

Nhóm tài nguyên: Nghề thủ công truyền thống
Địa chỉ: thị trấn Phước Dân, Ninh Phước, Ninh Thuận

Đánh giá

0
0 đánh giá
Tuyệt vời
0
Rất tốt
0
Tạm được
0
Không thích
0
Tồi tệ
0

Báo chí