Làng nghề dệt thổ cẩm Zơ Ra

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống Zơ Ra

Nguồn gốc và lịch sử nghề dệt thổ cẩm của người Zơ Ra có từ khi nào, người dân cũng không biết rõ, chỉ biết rằng từ nhỏ đã được mẹ cùng các phụ nữ lớn tuổi trong làng truyền dạy nghề dệt rồi. Với kinh nghiệm dệt lâu năm, bà Rem cho rằng để có sản phẩm dệt đẹp thì phải chọn được sợi vải có màu đậm, bền, các hạt cườm phải đều nhau, không có hạt to, hạt bé. Và quan trọng nhất là sự dụng tâm của người dệt.

Các sản phẩm dệt Zơ Ra đều được làm thủ công. Những thanh gỗ được quấn sau lưng người phụ nữ, lưng và chân thành hai đầu nối các sợi vải tạo thành một khung cửi di động độc đáo chỉ có ở Zơ Ra. Hai bàn tay thoăn thoắt đẩy lên đẩy xuống chiếc khung cửi gồm 9 thanh tre dài và 2 thanh gỗ, chị Nguyễn Thị Kim Lan (nhóm trưởng của các nghệ nhân Zơ Ra) “biểu diễn” cho chúng tôi xem nghệ thuật dệt thổ cẩm của người Cơ Tu. Chị cho biết: “Nghề dệt vải thổ cẩm ở Zơ Ra có từ lâu đời. Khi tôi biết cầm cái cuốc, biết lên rừng lấy củi đã thấy phụ nữ trong làng ngồi dệt rồi. Tôi học được kỹ thuật dệt vải truyền thống từ bà và mẹ, hai người dệt khéo nổi tiếng trong làng. Chính vì thế, 15 tuổi tôi đã thành thạo các ngón nghề”.

Hiện nay, làng dệt thổ cẩm Zơra đã thu hút 50 chị em phụ nữ dân tộc Cơ-tu tham gia. Để có những sản phẩm làm ra vừa đẹp, vừa hợp thời trang mà vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống, chị Lan đã mất rất nhiều thời gian, công sức đi tìm hiểu thị trường, làm quen với thị hiếu người dùng rồi về hướng dẫn chị em làm ra những sản phẩm mới, đẹp như: bao gối, áo, tấm đắp, khăn trải bàn đến túi xách, túi đeo, ví nam, ví nữ,... được thị trường ưa chuộng. Nhờ dệt thổ cẩm, chị em có thêm thu nhập từ 500.000 - 800.000 đồng/tháng. Tất cả sản phẩm của làng nghề được tiêu thụ từ các kênh thị trường chính như: Các đại lý lớn ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng; bán hàng trực tiếp tại thôn, các chợ, lễ hội, triển lãm... Đến nay, làng dệt thổ cẩm Zơ Ra cung cấp cho thị trường từ 200 - 300 sản phẩm các loại với mẫu mã đa dạng như: Bao gối, áo, tấm đắp, khăn trải bàn đến túi xách, túi đeo, ví nam, ví nữ...

Bên cạnh việc thiết kế mẫu mã sản phẩm mới làng nghề thủ công còn tiến hành nghiên cứu phục dựng được 50 mẫu dệt truyền thống tưởng chừng như bị mai một của đồng bào Cơ Tu. Trong đó có những mẫu có giá trị về mặt thẩm mỹ và văn hóa được các nghệ nhân cao tuổi trong làng khôi phục thành công như khố nam, áo dành cho đàn ông, thanh niên và trẻ em Cơ Tu. Thời gian tới, làng dệt thổ cẩm Zơ Ra sẽ tiếp tục tranh thủ sự trợ giúp của chính quyền địa phương để đưa các sản phẩm dệt giới thiệu tại các hội chợ, triển lãm và giới thiệu sản phẩm trong các tour du lịch.

Lúc trước làng nghề chỉ dệt các sản phẩm truyền thống như khố, áo, nhưng vài năm trở lại đây, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và cũng để bán cho du khách có nhu cầu, tạo nguồn thu nhập cho các phụ nữ tham gia HTX và đã tạo ra gần 30 sản phẩm dệt thủ công truyền thống như ví, ba lô, túi xách, khăn trải bàn… Trong đó sản phẩm túi xách của chúng tôi đã được công nhận là sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm) 3 sao.

Ngoài ra, những sản phẩm từ nghề dệt truyền thống của HTX còn được gửi bán nhiều nơi tại Hà Nội, Đà Nẵng,… và được khách hàng đón nhận. Nhờ đó đã tạo thêm thu nhập mỗi tháng từ 400-500 nghìn đồng cho mỗi người phụ nữ tham gia HTX, góp phần động viên, khích lệ thế hệ trẻ phụ nữ người Cơ tu hăng say hơn với nghề dệt truyền thống của dân tộc mình”

Đang tải...
Đã đóng cửa vào 21:00 PM

Nhóm tài nguyên: Nghề thủ công truyền thống
Địa chỉ: xã Tà Bhing, Nam Giang, Quảng Nam

Đánh giá

0
0 đánh giá
Tuyệt vời
0
Rất tốt
0
Tạm được
0
Không thích
0
Tồi tệ
0

Báo chí