Đình - Chùa Tây

Về xã Minh Tân, huyện Thủy Nguyên, không ai là không biết đến đình – chùa Tây, cụm di tích lịch sử văn hóa năm được nhà nước công nhận năm 1996. Đình thờ bảy vị thành hoàng đại vương và công chú dòng họ Việt Thường – những người “khai quốc công thần” thời vua Hùng Duệ Vương. Còn chùa lại là một trong những nơi hội họp của chi bộ Đảng Dưỡng Động (nay là xã Minh Tân) trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Không chỉ có lịch sử hào hùng, đình Tây còn là ngôi đình có kiến trúc nghệ thuật vô cùng độc đáo. Theo các cụ bô lão trong làng kể lại, vào những năm đầu thế kỷ 17, đình Tây được nhân dân xây dựng thành một ngôi đình to đẹp với cấu trúc mặt và phong cách nghệ thuật mang nét đặc trưng của ngôi đình Việt Nam cổ truyền theo bố cục kiểu chữ đinh quen thuộc, gồm bảy gian Đại Đường và ba gian hậu cung.

Nằm cạnh đình Tây là chùa Tây - ngôi chùa có lịch sử hình thành từ khá lâu, với những giá trị văn hóa độc đáo. Chùa nằm song song trên một sườn núi với đình Tây. Cổng tam quan hướng ra giếng đình. Chùa được xây dựng vào năm thứ 17 đời vua Lê Hy Tông niên hiệu Chính Hòa (1680 – 1705). Ngôi chùa cổ được xây ba gian tiền đường, ba gian chính điện theo lối chữ Đinh, phần khung gỗ cột nhỏ, thuần chồng đốc thước.

Hàng năm, cứ đến rằm tháng Giêng, bà con địa phương lại mở hội làng để cảm ơn công lập làng, giữ nước của các vị thành hoàng và công chúa.

Đang tải...
Đang mở cửa • Mở cửa 24h

Nhóm tài nguyên: Di tích lịch sử
Địa chỉ: Minh Tân, Thủy Nguyên, Hải Phòng

Đánh giá

0
0 đánh giá
Tuyệt vời
0
Rất tốt
0
Tạm được
0
Không thích
0
Tồi tệ
0

Báo chí