Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là một viện bảo tàng trực thuộc sự quản lý của Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế[1]. Tòa nhà chính của viện bảo tàng bằng gỗ, có 128 cây cột gỗ quý, trên các cột có hình chạm khắc tứ linh: long - li - quy - phụng và hơn 1000 bài thơ bằng chữ Hán. Tòa nhà này chính là điện Long An xây năm 1845 dưới thời vua Hiến tổ nhà Nguyễn, niên hiệu là Thiệu Trị. Hiện bảo tàng trưng bày hơn 300 hiện vật bằng vàng, sành, sứ, pháp lam Huế, ngự y và ngự dụng, trang phục của hoàng thất nhà Nguyễn, cho khách tham quan một cái nhìn tổng thể về cuộc sống cung đình Huế.

Nhà trưng bày chính của Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế là một kiến trúc cung đình thời Nguyễn, có tên là Điện Long An. Điện Long An là một toà nhà thuộc hệ thống kiến trúc cung Bảo Định, được xây dựng năm 1845 dưới thời vua Thiệu Trị, nằm ở bờ bắc sông Ngự Hà trong Kinh thành.

Đây là một dạng “biệt cung” của vua Thiệu Trị, là nơi nghỉ của vua sau lễ Tịch điền (cày ruộng) đầu xuân ở khu ruộng gần đó; điện cũng là nơi phục vụ cho nhà vua tới thưởng ngoạn, vui chơi, tiêu khiển mỗi khi rời khỏi Hoàng thành.

Năm 1847, vua Thiệu Trị thăng hà. Từ đó, hệ thống cung Bảo Định được vẫn được giữ nguyên để thờ vua. Sau sự kiện thất thủ Kinh thành 1885, đến thời vua Thành Thái (1889-1907), vì những lý do khác nhau, một số kiến trúc ở cung Bảo Định cùng điện Long An bị triệt giải. Năm 1909, dưới thời vua Duy Tân, điện Long An được dựng lại làm thư viện cho trường Quốc Tử Giám - nằm bên trái, phía ngoài Hoàng Thành. Khi đó kiến trúc này có tên mới là Tân Thơ Viện.

Trong khoảng thời gian từ 1913-1923, Hội Đô Thành Hiếu Cổ ở Huế đã hoạt động tích cực và sưu tầm được nhiều hiện vật có giá trị cao về lịch sử và văn hoá ở vùng đất Thuận Hoá – Phú Xuân - Huế. Do đó, Hội có nhu cầu lưu trữ và trưng bày các hiện vật. Tân Thơ Viện mà tiền thân là điện Long An đã lọt vào mắt xanh của Hội Đô Thành Hiếu Cổ.

Ngày 24/8/1923, những nỗ lực của Hội đã dẫn đến việc Khâm sứ Trung Kỳ Pierre Pasquier và vua Khải Định cùng ban sắc lệnh thành lập bảo tàng và dùng toà nhà đó làm nhà trưng bày hiện vật của Hội Đô Thành Hiếu Cổ.

Năm 1947, Pháp tái chiếm Huế và tái lập nền đô hộ tại đây, “Musée Khải Định” được đổi tên là Tàng Cổ Viện. Năm 1958, dưới chế độ Việt Nam Cộng Hoà, nó mang tên là Bảo tàng Huế và hiện này có tên là “Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế”

Hiện nay, Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế nằm trên đường Lê Trực, phường Thuận Thành, thành phố Huế. Đây là một di tích quan trọng nằm trong Quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới năm 1993. Di tích cũng được xếp hạng cấp quốc gia năm 1997.

Đang tải...
Đang mở cửa • Đóng cửa 17:30 PM

Chứng nhận: Di sản văn hóa cấp Quốc gia

Nhóm tài nguyên: Di Tích, Lịch Sử, Văn Hoá
Địa chỉ: 03 Lê Trực, Phú Hậu, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Đánh giá

0
0 đánh giá
Tuyệt vời
0
Rất tốt
0
Tạm được
0
Không thích
0
Tồi tệ
0

Báo chí