Nhà thờ chính tòa Phủ Cam

Nhà thờ Phủ Cam có địa chỉ tại số 1 Đoàn Hữu Trưng, Phước Vĩnh, TP. Huế. Tọa lạc trên ngọn đồi Phước Quả, phía bờ Nam của sông Hương, thánh đường Phủ Cam Huế sở hữu cho mình một vị trí khá đắc địa, tầm nhìn rộng lớn với khuôn viên gồm các công trình của Tổng giáo phận Huế nên rất trang nghiêm và đầy cổ kính.

Được chính thức khởi công vào năm 1682, nhà thờ Phủ Cam Huế được cho là một trong hai nhà thờ đẹp nhất và lâu đời nhất đất cố đô. Có tên đầy đủ là Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam, nơi đây có lịch sử gắn liền với thời chúa Nguyễn vào thế kỷ 17. Từ lúc khởi công tới lúc hoàn tất, nhà thờ Phủ Cam Huế trải qua nhiều sự ảnh hưởng và tác động của các nền kiến trúc khác nhau. Năm 1898, thiết kế nhà thờ được dựa trên kiến trúc cổ điển Phương Tây. Tới năm 2000, nhà thờ Công Giáo tại Huế này mới chính thức được hoàn tất. Dưới bàn tay của kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ. Chính vì thế, không chỉ mang giá trị và vẻ đẹp lịch sử. Nơi đây còn là một dấu ấn kiến trúc thể hiện sự giao thoa giữa nét cổ điển và hiện đại.

Nhà thờ có kết cấu theo kỹ thuật xây dựng hiện đại nhưng phần trang trí vẫn theo nghệ thuật cổ điển của phương Tây. Các trụ đỡ được đúc sát vào tường, chạy uốn cong dần về phía trước, mềm mại. Bốn góc mỗi góc có ba trụ đỡ vươn dần ra, tạo thành một không gian đủ rộng ôm kín Cung thánh và bàn thờ. Công trình nhà thờ này có mặt bằng được xây dựng theo hình dáng một cây thánh giá với phần đỉnh hướng về phía Nam, chân hướng về phía Bắc - hướng chính của nhà thờ. Mặt tiền chính của công trình có bố cục 3 phần gồm: sảnh chính, thánh đường ở giữa và đôi tháp chuông cao vút hai bên. Tiền đường của Phủ Cam trông giống như hàm con rồng đang há miệng nhìn tổng thể, nhà thờ Phủ Cam với đỉnh nhà thờ vươn thẳng lên trời trông vẫn hết sức thanh thoát nhẹ nhàng, mang đầy tính nghệ thuật và tôn giáo. Thánh đường Phủ Cam được xây theo quan niệm vật lý kết cấu mới. Các trụ đỡ được đúc sát vào tường, chạy uốn cong dần về phía trước, mềm mại. Bốn góc mỗi góc có ba trụ đỡ vươn dần ra, tạo thành một không gian đủ rộng ôm kín cung thánh và bàn thờ. Lòng nhà thờ được xây theo truyền thống cổ điển có hình thánh giá Latin cộng với lòng căn hai cánh mở rộng. Có hai dãy cửa gương màu nằm ở phần trên bên trong lòng nhà thờ, phía giữa có hình thánh giá bằng xi măng cốt sắt.

Bên cạnh những vật liệu chính là cốt thép bê tông, giáo đường Phủ Cam vẫn sử dụng các vật liệu như: đá, gỗ, ngói đất nung cho phần nền, cột nhà và mái. Tổng thể kiến trúc công trình mang hơi hướng hiện đại, kiến trúc đầy ấn tượng và mạnh mẽ nhưng vẫn mang đậm nét văn hóa tôn giáo của xứ cố đô. Hệ thống cửa sổ của nhà thờ được thiết kế với những vòm cong có hình cây thánh giá ở giữa.

Di chuyển vào phía bên trong thánh đường, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hệ thống các cột đỡ, trụ mái được thiết kế sát hai bên chân tường, uốn cong ấn tượng tạo thành hệ thống mái vòm mềm mại, tượng trưng cho hình ảnh các giáo dân đang chắp tay cầu nguyện. Khu vực giữa, gồm lối đi lại và khu vực ghế ngồi cầu nguyện với diện tích khá rộng, có thể chứa lên được tới 3000 người. Khu vực tường trống ở hai bên được treo những bức tranh lồng trong khung gỗ, thể hiện lại cuộc đời của Chúa Giê-su. Cung thánh là một hình tròn có các cấp đi lên, trên cùng là một hình tròn nhưng nhỏ hơn với bàn thờ. Bàn thờ bằng đá cẩm thạch nguyên khối lấy từ Non Nước – Đà Nẵng, đặt trên một viên đàn (hình tròn) có ba cấp tượng trưng cho tam tài: Thiên – Địa – Nhân, nơi đặt bục giảng của các linh mục… và các ghế ngồi cho những người hành lễ. Với những đường nét thanh thoát, với đỉnh nhà thờ vươn thẳng lên trời, với hai đường lượn phía trước tiền đường được xây bằng đá uốn cong xuống như hai vạt áo dài lớn hoặc như chiếc khăn quàng khổng lồ ai vắt ngang trời, cùng với những chi tiết kiến trúc đặc sắc khác, Nhà Thờ Phủ Cam tạo nên một không gian kiến trúc hoành tráng, vừa gần gũi gợi cảm, vừa thánh thiện tôn nghiêm.

Đang tải...
Đang mở cửa • Đóng cửa 18:00 PM

Nhóm tài nguyên: Di Tích, Lịch Sử, Văn Hoá
Địa chỉ: 1 Đoàn Hữu Trưng, phường Phước Vĩnh, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Đánh giá

0
0 đánh giá
Tuyệt vời
0
Rất tốt
0
Tạm được
0
Không thích
0
Tồi tệ
0

Báo chí