Chùa Phúc Nhạc

Chùa Phúc Nhạc, còn có tên gọi là chùa Già Lê Tự. Trải qua hơn 400 năm tồn tại và phát triển, chùa Phúc Nhạc xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình hiện nay là một công trình kiến trúc nghệ thuật văn hóa cổ. Bên cạnh đó, nhà chùa còn chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử văn hoá, trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc cũng như trong đấu tranh xây dựng quê hương trong thời kì đổi mới.

Chùa “Già Lê Tự” là bản doanh của tiết công Nguyễn Công Trứ. Được sự giúp đỡ của sư tổ họ Lê, lấy chùa Phúc Nhạc để làm cơ sở ban đầu, chiêu mộ nhân dân quanh vùng, khẩn hoang lấn biển thành lập huyện Kim Sơn năm Kỷ Sửu (1829. Vào những năm trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, tất cả các vị sư trụ trì tại đây đều là những người giàu lòng yêu nước, là một bộ phận nòng cốt, tích cực tham gia các phong trào đấu tranh cách mạng, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền non trẻ. Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chùa là cơ sở vững chắc cho cách mạng quanh vùng, nhiều nhà sư ở đây vừa làm tròn bổn phận tu hành vừa tích cực tham gia cách mạng.

Đặc biệt, chùa Phúc Nhạc còn là nơi thụ giới của Hoà thượng Phạm Đức Nhuận, chủ tịch Hội phật giáo thống nhất Việt Nam. Cuối năm 1947, dưới sự lãnh đạo của Đảng và mặt trận Việt Minh, Hội phật giáo cứu quốc tỉnh Ninh Bình được tổ chức tại chùa Phúc Nhạc. Để tham gia kháng chiến tiếp tục bảo vệ thành quả cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ và mặt trận Việt Minh, huyện Hội phật giáo Yên Khánh đã thành lập và tập hợp một đơn vị thanh niên phật giáo. Đây là lực lượng nòng cốt để tham gia phong trào đấu tranh cách mạng giai đoạn 1947 - 1949 ở địa phương.Năm 1949 - 1954, chùa Phúc Nhạc là nơi hoạt động bí mật của chi bộ Đảng, là trung tâm liên lạc, lưu giữ, chuyển nhận công văn, tài liệu, tin tức cho hoạt động kháng chiến ở vùng địch hậu. Sau ngày hoà bình lập lại, nhà chùa lại là nơi tích cực tham gia phong trào xây dựng Hợp tác xã nông nghiệp. Tự nguyện đóng góp vào Hợp tác xã 3 mẫu ruộng canh tác, vận động các tín đồ nhân dân tích cực tham gia xây dựng. Từ đó mãi về sau, chùa thường xuyên là nơi hội họp, học tập của Cấp uỷ, Chính quyền và là cơ sở bảo tàng, lưu giữ các hiện vật truyền thống địa phương trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Đang tải...
Đã đóng cửa vào 17:00 PM

Chứng nhận: Di sản văn hóa cấp Quốc gia

Nhóm tài nguyên: Di Tích, Lịch Sử, Văn Hoá
Địa chỉ: Xã Khánh Nhạc, Yên Khánh, Ninh Bình

Đánh giá

0
0 đánh giá
Tuyệt vời
0
Rất tốt
0
Tạm được
0
Không thích
0
Tồi tệ
0

Báo chí