Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ

Hỡi cô thắt cái bao xanh
Có về Chuôn Ngọ với anh thì về
Chuôn Ngọ có cây bồ đề
Có sông tắm mát có nghề khảm khay

Không phải ngẫu nhiên những câu ca dao trên đã ghi nhớ và ca ngợi về làng Chuôn Ngọ. Đây là làng nghề nổi tiếng với nghề khảm trai được truyền từ nhiều đời, thuộc xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên

Con đường liên xã nối từ quốc lộ 1A đến xã Chuyên Mỹ chạy qua những làng quê thanh bình, yên ả. Sông Nhuệ hiền hòa bao quanh là ranh giới xã Chuyên Mỹ và xã Tân Dân. Từ bên này sông nhìn sang, làng Chuôn Ngọ hiện ra qua những ngôi nhà thấp thoáng bóng cây. Đi hết cây cầu bắc qua sông Nhuệ sẽ tới những con đường làng lát gạch hay bê tông sạch sẽ, du khách sẽ cảm nhận được sự sôi động của làng nghề đang kỳ thịnh vượng.

PGS.TS Đỗ Thị Hảo trong sách “Chuôn Ngọ, làng khảm trai truyền thống” lại cho biết làng Chuôn Ngọ có ngôi đình làng thờ Trương Công Thành làm thành hoàng. Sự tích được viết trong bản thần tích hiện còn thì ông là người lang Ngọ, sinh ra đã khôi ngô tuấn tú, diện mạo lạ kỳ, thi đỗ Thái học sinh rồi đỗ tiếp khoa Bác học hoành từ, được Lý Đạo Thành gả con gái là Lý Tố Nương. Dưới thời vua Lý Nhân Tông, ông được giữ chức Thiêm sự ở doanh Vũ Đức, về sau ông theo Lý Thường Kiệt đánh Ung Châu, Châu Liêm, thắng trận được ban thưởng tước hiệu Phổ Quảng bá tuấn. Khi đất nước thanh bình, ông từ quan, ngao du sơn thủy, ăn chay niệm phật. Đến ngày mùng 9 tháng 8 thì hóa tại am Hương Hải. Nhà vua nhớ công lao nên miễn cho dân thuế khóa phu phen để lo đèn hương, lại cho tiền để xây miếu thờ ông.

Trước cách mạng tháng Tám, các sản phẩm khảm trai chủ yếu được dùng trong các di tích tâm linh như đình, chùa, đền, miếu hoặc trong cung vua, phủ chúa, các gia đình quyền quý, song số lượng hạn chế.

Ngày nay, sản phẩm khảm trai ở Chuôn Ngọ đã trở nên phong phú, đa dạng, có đủ loại từ tủ, sập, bàn ghế, đến câu đối, hoành phi trong nhà thờ, đình, đền; những bức tranh treo tường phỏng theo các tích truyện của ta, của Tàu …và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ khách du lịch.

Những sản phẩm độc đáo mang đậm nét truyền thống của Chuôn Ngọ đã làm say sưa tỉ mỉ và được người dân trong và ngoài nước rất ngưỡng mộ.

Đền thờ tổ nghề khảm trai là ngài Trương Công Thành có kiến trúc kiểu chính kiểu chữ Đinh (J) bao gổm phần Tiền tế và Hậu cung. Khuôn viên ngôi đền có nhiều cây cổ thụ như đa, mối, lộc vừng quanh năm xanh tốt, tạo cảnh trí tĩnh mịch, trang nghiêm. Đền được xây dựng tựa lưng vào làng, phía trước cố một hổ nước rộng, người xưa theo thuyết phong thủy cho rằng như thế cũng là thế đất sơn thủy, cảnh trí hữu tinh. Tiền tế của ngôi đền được xây dựng ba gian, gian chính giữa treo bức đại tự “Tối linh từ” (Đền thờ rất linh thiêng) và đôi câu đối:

Ngọ ấp tứ dân ca lạc lợi
Địa linh lịch đại vĩnh truyền lưu

Dịch: Bốn dân ấp Ngọ ca mừng cuộc sống vui, sung túc
Đất thiêng trải các đời lưu truyền mãi

Người dân nơi đây từ xa xưa đã tự hào về mảnh đất của mình nên tại đây cũng treo đôi câu đối:

Huyền vũ cao sơn chung vượng khí
Nhuệ Giang thủy nhiễu trạc linh thanh

Dịch: Phía Bắc có núr cao chung đúc vượng khi
Nước sông Nhuệ bao quanh dào dạt linh thiêng.

Trải qua thời gian, ngôi đền đổ nát, đến năm 2002, nhân dân địa phương đã dựng lại trên nền đất cũ. Tại đây hiện treo nhiều hoành phi, câu đối, đồ thờ do chính các nghệ nhân làng Chuôn chế tác để thể hiện lòng thành kính với đức tổ nghề.

Chùa Bối Khê có tên chữ là Sùng Nghiêm tự, toạ lạc ở khu đất giữa làng Bối Khê, xã Chuyên Mỹ. Chùa ngoảnh hướng Tây, phía trước là sân chùa, đường làng và khu vực dân cư đông đúc. Khu di tích có những công trình kiên trúc cơ bản: Tiền đường, Thượng điện, nhà Tổ, nhà Mầu và nhà khách.

Đang tải...

Chứng nhận: Di sản văn hóa cấp Quốc gia

Nhóm tài nguyên: Nghề thủ công truyền thống
Địa chỉ: Chuôn Ngọ, Chuyên Mỹ, Phú Xuyên, Hà Nội

Đánh giá

0
0 đánh giá
Tuyệt vời
0
Rất tốt
0
Tạm được
0
Không thích
0
Tồi tệ
0

Báo chí