Nghề Nặn Tò He Xuân La

Làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội từ lâu đã nổi tiếng với nghề nặn tò he. Đây cũng là làng nghề tò he duy nhất ở Việt Nam. Không chỉ là một nghề mưu sinh, nặn tò he ở làng Xuân La đã trở thành nét đẹp văn hóa dân gian, góp phần giáo dục thế hệ trẻ về lịch sử, bản sắc văn hóa và cội nguồn dân tộc Việt Nam.

Tính đến nay, làng nghề nặn tò he Xuân La đã được gần 300 năm tuổi. Đã có những khi, tò he tưởng chừng bị quên lãng, những nghệ nhân tưởng như không thể trụ được bằng nghề truyền thống… Nhưng cuối cùng, tò he vẫn giữ được giá trị đích thực của mình trong tâm hồn Việt. Qua các thế hệ, nghề được lưu giữ lại theo hình thức cha truyền con nối. Cả làng hiện có khoảng 400 hộ làm nghề. Trong đó, đã có 03 nghệ nhân tay nghề xuất sắc được thành phố Hà Nội công nhận “Nghệ nhân Hà Nội” là: Nghệ nhân ĐẶNG VĂN HẠ (85 tuổi), Nghệ nhân NGUYỄN VĂN ẤU (70 tuổi), Nghệ nhân NGUYỄN VĂN THÀNH (38 tuổi).

HÌNH TƯỢNG TÒ HE GẮN LIỀN VỚI XUÂN LA, PHÚ XUYÊN, HÀ NỘI

Tò he từ lâu đã trở thành biểu tượng của làng nghề Xuân La, không chỉ còn là thứ đồ chơi dân dã mà còn là biểu tượng cho nguyên một làng nghề. Mỗi lần nhắc tới tò he là người ta thường nhắc đến những nghệ nhân của làng nghề Xuân La, với đôi bàn tay khéo léo biểu diễn nặn tò he và giao lưu văn hóa tò he.

Để tạo ra những sản phẩm con tò he xinh xắn, ngộ nghĩnh, dễ thương, các nghệ nhân đã phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau. Từ khâu lựa chọn nguyên vật liệu đến sự khóe léo bột phải được làm từ gạo nếp dẻo, gạo tẻ trắng, tròn, thơm và mịn . Sau đó, bột được cho vào nồi nước đang sôi làm chín, công đoạn này đòi hỏi sự cẩn thận và kinh nghiệm. Tiếp đến, công đoạn trộn bột cùng phẩm màu đây cũng được xem là giai đoạn cần sự khẻo léo, thể hiện sự điêu luyện cua nghệ nhân. Tạo nên những con tò hè bắt mắt, ấn tượng và an toàn cho trẻ nhỏ.

TÒ HE NGÀY XƯA VÀ BÂY GIỜ

Tò he đã có từ rất lâu, lúc đầu được nhiều người biết đến là thứ đồ chơi yêu thích dành cho các em nhỏ. Được làm bằng các chất liệu an toàn, tự nhiên có thể ăn được, vị ngọt ngào của đường và ấn tượng hơn là có hình thù đẹp mắt, sống động. Sau này, tò he trở thành các cuộc thi, thử thách đọ tài nghệ, thể hiện sự sáng tạo của người nghệ nhân trong các dịp hội làng – Biểu tượng văn hóa dân gian, nét đẹp truyền thống dân tộc. Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về hay các sự kiện truyền thống dân gian, không thể thiếu đó là đôi tay điêu luyện của những nghệ nhân nặn tò he với vô số hình ảnh sống động của tò he, đa dạng về hình dáng và thể loại, đáp ứng được các nhu cầu thưởng thức của mỗi người, rất là các bé.

TÒ HE – LỚN LÊN, GẮN LIỀN CÙNG TUỔI THƠ

Không chỉ là một món đồ chơi dân gian truyền thống gắn liền ký ức, tuổi thơ của bao đứa trẻ mà còn ẩn giấu bên trong là những giá trị về cuộc sống, những nét đẹp văn hóa dân tộc ta, đặc biệt là đối với những đứa con Xuân La, Phú Xuyên , Hà Nội. Ở làng nghề truyền thống “nặn tò he” Xuân La thì hầu như cả làng ai cũng biết nặn tò he. Về Xuân La, chúng ta sẽ được chứng kiến những cụ già tuổi đã ngoài 80, thanh niên và cả những em bé còn chưa đến tuổi vào lớp 1 say sưa nặn những bông hoa hồng đỏ thắm, những chú mục đồng ngồi trên lưng trâu thổi sáo, những cô thôn nữ áo mớ bảy mớ ba rực rỡ hay hình tượng anh hùng Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc, chàng Thạch Sanh dũng mãnh đánh thắng trăn tinh..

MÀU SẮC, SỨC SỐNG MỚI CỦA TÒ HE

Tò he ngày trước với 4 màu cơ bản: màu đen, màu đỏ, màu xanh và vàng, được làm theo cách truyền thống, màu sắc có nguồn gốc từ những câu thực vật, lá cây và củ quả, gần gũi với đời sống chúng ta. Bây giờ, công nghiệp ngày một phát triển, màu sắc đa dạng, phong phú hơn, các màu thực phẩm công nghiệp được dùng để thay thế, bởi màu sắc bắt mắt hơn, tươi hơn và tiết kiệm thời gian cho các nghệ nhân. Ý thức được giá trị văn hóa, tinh thần của nghề nặn tò he, người dân nơi đây tìm mọi cách để duy trì, khắc phục và phát triển làng nghề lâu đời.

Vượt lên trên giới hạn của một nghề mưu sinh, nặn tò he ở Xuân La đã trở thành nét đẹp văn hóa dân gian, góp phần giáo dục cho nhiều thế hệ tuổi thơ ở khắp mọi miền đất nước về lịch sử, bản sắc văn hóa và cội nguồn dân tộc Việt.

Đang tải...
Đang mở cửa • Mở cửa 24h

Nhóm tài nguyên: Nghề thủ công truyền thống
Địa chỉ: Xuân La, Phú Xuyên, Hà Nội

Đánh giá

0
0 đánh giá
Tuyệt vời
0
Rất tốt
0
Tạm được
0
Không thích
0
Tồi tệ
0

Báo chí