Sự ra đời của tháp nước Hàng Đậu
Dịch bệnh nhưng năm 1984 đe dọa cuộc sống của cư dân Hà Nội và 12.000 binh sĩ Pháp cư trú. Đó là lý do để ủy ban đặc biệt phát nước sạch ra đời. Các nhà máy nước được khẩn trương xây dựng. Tháp nước Hàng Đậu và nhà máy nước Yên Phụ ra đời trong hoàn cảnh đó với nhiệm vụ cung cấp nước sạch cho quân sĩ trong thành và khu phố cổ.
Tháp nước cổ kính do người Pháp xây vào năm 1894, là một trong những công trình kiến trúc cổ nhất của thủ đô và được xây dựng trước cả cầu Long Biên. Tháp nằm tại ngã 6 giao giữa các con phố: Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Quán Thánh và Phan Đình Phùng. Ngày nay tháp được coi như vòng xuyến lớn két nối những con phố của thủ đô
Kiến trúc và công năng tháp nước Hàng Đậu
Tháp có hình trụ tròn đường kính 19m, cao 3 tầng, khoảng 25, mái có hình chóp nón, ở giữa là cột thu lôi. Ngày nay, tháp cơ bản vẫn giữ được hiện trạng như ban đầu về cả cấu trúc, hệ thống đường ống dẫn và đài nước khổng lồ bên trong. Chỉ khác rằng, 17 cửa sổ ở phía dưới tầng 1 đã được bị kín nhằm hạn chế có người vứt rác vào phía trong.
Tháp Hàng Đậu được xây bằng đá lấy từ chính thành cổ Hà Nội. Công trình xây kiên cố vững chắc như pháo đài, nhìn như lô cốt nên nhiều người còn gọi nó với cái tên là bốt Hàng Đậu.
Tháp có dung tích 2.500m3, nước từ nhà máy được đưa lên tháp theo đường ống dẫn mang đi phân phối khắp nơi. Có truyện kể rằng, tại tháp nước Hàng Đậu thực dân Pháp cho xây các van nước điều phối khống chế việc cấp nước theo ý muốn. Thường chúng sẽ mở cửa van nhỏ cho các van chảy về phía cho người Nam còn khu người Pháp thì nước lúc nào cũng đầy đủ.
Trải qua thăng trầm lịch sử và những biến cố của thời gian, đã có thời điểm Hà Nội tưởng như không giữ được tháp Hàng Đậu. Thật may mắn ngày hôm nay, công trình vẫn còn tồn tại với người dân thủ đô. Nhìn tháp nước sừng sững, cổ kính, xù xì giữa phố phường, chúng ta càng thêm yêu mảnh đất thủ đô bé nhỏ nhưng kiên cường và ẩn chứa nhiều giá trị lịch sử chói lọi.