Chùa Ông hay còn gọi là Quan Công Miếu – là một trong những địa điểm du lịch Hội An nổi tiếng, tọa lạc tại địa chỉ số 24 đường Trần Phú, phố cổ Hội An. Chùa được xây dựng vào thế kỷ 17, thời kỳ buôn bán phát đạt nhất của thương cảng Hội An. Đã có rất nhiều thương nhân người Hoa đến đây buôn bán và lựa chọn Hội An làm quê hương thứ hai của mình, chính vì vậy, họ đã xây dựng nên những công trình kiến trúc phục vụ đời sống tâm linh và chùa Ông là một trong số đó. Kiến trúc của ngôi chùa được xem là tiêu biểu nhất trong số những công trình chùa, miếu ở Hội An.
Chùa Ông được xây dựng vào năm 1653, đây thời kỳ buôn bán phát đạt nhất của Chùa Ông tại địa điểm du lịch Hội An có tên chữ là Trừng Hán Cung, do người Minh Hương định cư tại Hội An và người Việt cùng phối hợp xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 17. Chùa thờ vị tướng tài ba thời Tam Quốc là Quan Vân Trường, ông là hình mẫu và biểu tượng cho 4 triết lý sống cao cả của con người thời bấy giờ là: Nghĩa – Tín – Trung – Dũng. Vì vậy, nơi đây thờ ông để tỏ lòng thành kính, ca tụng, tán dương lòng nghĩa khí, tiết trung để mọi người noi theo tấm gương sáng của ông.
Chùa Ông từng được xem là trung tâm tín ngưỡng lớn của Quảng Nam xưa và là nơi các thương nhân thường xuyên lui tới để cam kết trong việc vay nợ, buôn bán, làm ăn và cầu xin vận may. Ngày nay, ngôi chùa đã trở thành một trong những điểm đến ưa thích của du khách khi đi du lịch Hội An.
Trong số hàng trăm các công trình kiến trúc lớn nhỏ nơi phố Hội, Chùa Ông là địa điểm du lịch thu hút du khách bởi nét kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn của kiến trúc Trung Hoa cổ điển.
Địa điểm du lịch Hội An này được xây dựng theo kiểu hình chữ “Quốc” với nhiều nếp nhà hợp lại mà thành. Những ngôi nhà có kết cấu vì kèo độc đáo, các nếp nhà được mái lợp ngói ống (một loại ngói truyền thống của Trung Hoa) có men màu, bờ nóc được gắn hoa chanh, đắp hình rồng, nghê bằng các mảnh sứ màu. Toàn thể ngôi chùa được hợp lại từ 4 tòa nhà, trong đó có một tiền đình, tả vu, hữu vu và một chính điện rộng. Bốn tòa nhà này được cất xây theo kiểu chữ khẩu và được cấu trúc theo kiểu chồng tránh, ngói lợp và nóc rất độc đáo được trang trí khá ấn tượng với phù điêu Rồng, Giao.