Nhà Thờ Cây Vong Nha Trang ở đâu?
Tọa lạc trên đường Đồng Khởi, thuộc xã Diên Sơn – Khánh hòa, nhà thờ Cây Vông nằm trên ranh giới hai xã Diên Sơn và Diên Thủy, và một phần phía bên cực Bắc của huyện hành chính Diên Khánh.
Giáo xứ Cây Vông một thắng cảnh hữu tình chạy dọc dài 2 km hai bên tỉnh lộ 8, tả ngạn sông cái với khu Giáo đường khang trang ở trung tâm. Ðàng trước thánh đường, xa xa con sông cái hiền hòa uốn khúc tiếp cận đồng lúa Ðồng Hiền tươi tốt hai mùa. Ðàng sau, bát ngát cánh đồng Ðại Ðiền trù phú bao quanh và dãy Ðại An, Hòn Ngang hùng vĩ chạy dài từ đông sang tây che chở.
Ðông giáp Giáo xứ Ðại Ðiền (từ Cầu Gỗ đến Quán Ðôi đường cái đá, và từ trường học Phú Ðiền đến nhà thờ họ Ngô, ranh giới Diên Ðiền và Diên Sơn). Tây giáp Giáo xứ Ðồng Dài (Hòn Ngang). Nam giáp Giáo xứ Hà Dừa (Sông Cái). Bắc giáp Núi Am Chúa (Diên Sơn 1, Ðại Ðiền Nam). Gồm Xã Diên Thuỷ, Diên Sơn 2, và một phần Thị Trấn Diên Khánh.
Vài nét về nhà thờ Cây Vông
Thành lập: ngày 11 tháng 6 năm 1730
Chánh xứ : Linh mục Luy Nguyễn Phúc Hải (6/2013)
Bổn mạng: Thánh Giuse Thợ
Được bao bọc bởi thiên nhiên sông núi, nhà thờ Cây Vông như được trời ban cho cái địa thế thuận lợi. Phía trước thánh đường là con sông Cái hiền hòa êm đềm trôi bên cạnh những ruộng lúa Đồng Hiền xanh mát hai mùa cho lúa bội thu. Đằng sau là dãy Đại An ngang nhiên “dẫm” dưới chân cánh đồng Đại Điền trù phú tươi tốt. Xa hơn là dãy Hòn Ngang chạy dài từ Đông sang Tây như bàn tay mẹ đang chở che cho đứa con bé bỏng của mình. Thiên nhiên có phần như ưu ái hơn cho “đứa con” này của mình. Bởi vì thế nơi đây luôn mang trong mình những luồng khí thanh sạch nhất.
Nhà thờ Cây Vông đã trải qua biết bao nhiêu lần sụp đổ, gây dựng. Cũng như đã trải qua hơn một đời cha sở cai quản. Phần do chiến tranh, phần do thiên tai. Nhưng cũng nhờ vào sự tận tâm của cha sở, sự giúp đỡ đắc lực của các chức việc và giáo dân.
Tuy nhiên hơn hết trong những lý do đó, niềm tin về một Nhà thờ được gây dựng lại, niềm tin về một đức tin, tin rằng sẽ được chúa Jesu bao bọc chở che vẫn là niềm động lực lớn nhất để nhà thờ có thể tồn tại và phát triển cho đến ngày hôm nay.
Chủ nhật hằng tuần là ngày truyền thống bắt buộc của nhà thờ Cây Vông những như những nhà thờ khác. Nhà thờ Cây Vông chia làm hai thời điểm để các giáo dân của mình có thể sắp xếp và đến lễ hoàn toàn ở nhà thờ. Ngoài ra, hằng ngày vào mỗi buổi chiều từ lúc 16h45 – 17h15, các giáo dân có thể đến lễ nếu có thời gian rảnh rỗi.
Nhà thờ Cây Vông ngày càng phát triển, tinh thần của các giáo dân cũng được nâng cao. Họ càng tin vào chúa Jesu, tin rằng người luôn theo dõi và ở bên để che chở, giúp họ vượt qua những khó khăn, muộn phiền. Ai cũng vậy cả thôi, khi có cho mình một đức tin, đời sống tinh thần chắc hẳn là sẽ được cải thiện lên đáng kể.
Để từ đó, đời sống vật chất cũng nối đuôi theo mà tốt lên. Có người đã nói nếu cuộc sống vật chất có tốt đến bao nhiêu nhưng luôn phải sống trong lo âu, đau khổ thì không bao giờ có thể cảm nhận được hạnh phúc.
Với lối kiến trúc cổ điện của các nhà thờ, diện tích rộng rãi khang trang cùng với không gian xung quanh quyện trong bầu không khí êm đềm nơi đây, Nhà thờ Cây Vông vừa mang trong mình nét cổ điển lịch sự, vừa lại thấy đâu đó sự hiện đại phóng khoáng.
Không khí vừa tôn nghiêm nhưng lại vô cùng thoải mái vui vẻ. Với không gian rộng thoáng mát, chiều đến các em nhỏ trong giáo dân có thể tụ tập lại trong khoảng không gian nhà thờ cùng nhau nô đùa vui vẻ. Với dân số hiện có là 2780 giáo dân, nhà thờ đã trở thành đứa con tinh thần không thể thiếu của những người dân nơi đây. Ngoài ra trước kia, nhà thờ còn mở những lớp dạy chữ bên cạnh những lớp dạy giáo lý. Vì thế các giáo dân của nhà thờ từ xưa đã có nhiều người đậu được trong những trường đậu được những đại học khác nhau.