Mùa rối nước Nhân Hòa

Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống độc đáo, ra đời từ nền văn hóa lúa nước. Trải qua hơn một trăm năm hình thành và phát triển, ngày nay múa rối nước đã trở thành một môn nghệ thuật truyền thống, một sáng tạo đặc biệt của người Việt, trong đó có múa rối nước Nhân Mục.

Theo các tài liệu còn lưu giữ, năm Nhâm Tý 1911, cụ Nguyễn Văn Ngại, người làng Nhân Mục (xã Nhân Hòa, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng) là người đầu tiên thực hiện việc biểu diễn múa rối tại đây, sau khi đi xem và học hỏi ở các phường rối khác. Thời kỳ đầu, các con rối chủ yếu được làm bằng rơm rạ, giấy bồi và việc biểu diễn được thực hiện trên cạn. Về sau, cụ Ngại và các thành viên tiếp nối của phường rối đã tìm các vật liệu nổi, tạo hình con giống và tổ chức biểu diễn dưới ao, hồ. Múa rối nước Nhân Hòa đã ra đời từ đó.

Năm 1978, phường múa rối nước Nhân Hòa chính thức được thành lập. Năm 1991, phường đã truyền dạy nghệ thuật múa rối nước cho đoàn múa rối Hải Phòng. Năm 2000, phường được kết nạp là thành viên thứ 12 của Hiệp hội múa rối Unima Việt Nam và được hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà thủy đình, đào tạo nghề cho các diễn viên, nhạc công và tạo hình con rối.

Đang tải...
Đang mở cửa • Mở cửa 24h

Chứng nhận: Di sản văn hóa cấp Quốc gia

Nhóm tài nguyên: Tài nguyên Du lịch Nhân văn > Phi vật thể
Địa chỉ: Xã Nhân Hòa, Vĩnh Bảo, Hải Phòng

Đánh giá

0
0 đánh giá
Tuyệt vời
0
Rất tốt
0
Tạm được
0
Không thích
0
Tồi tệ
0

Báo chí