Chùa Thiên Mụ

1. Địa chỉ Chùa Thiên Mụ ở đâu?

Chùa Thiên Mụ từ lâu đã trở thành một địa điểm nổi tiếng ở Huế. Ngôi chùa cổ này tọa lạc ở đồi Hà Khê, phía tả ngạn sông Hương. Từ trung tâm thành phố Huế đến chùa Thiên Mụ sẽ mất khoảng chừng 5km với thời gian khoảng 10 phút. Chùa Thiên Mụ được xem là một trong những ngôi chùa cổ sở hữu địa thế đẹp nhất ở Huế.
Từ phía trung tâm cố đô Huế bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau như xích lô, xe máy, taxi… Nếu đi bằng xe máy, từ phía kinh thành Huế bạn đi thẳng đến đường Đặng Thái Thân rồi rẽ trái để vào đường Yết Kiêu. Tiếp tục đi thêm một đoạn nữa thì rẽ trái vào đường Lê Duẩn. Khi nào gặp vòng xuyến thì rẽ phải vào đường Kim Long. Từ đây, đi thêm khoảng 2km sẽ đến chùa.

2. Nên đi du lịch chùa Thiên Mụ vào thời điểm nào?

Theo kinh nghiệm đi chùa Thiên Mụ của nhiều người thì có 2 thời điểm lý tưởng để bạn có thể ghé tới tham quan chùa. Vào tháng 1-2 là lúc thời tiết ở Huế vô cùng dễ chịu, nhiệt độ se lạnh, ít mưa. Bên cạnh đó, tháng 5 và tháng 6 cũng là thời điểm nhiều người ghé tới chùa Thiên Mụ cũng như cố đô Huế để tham quan. Lúc này bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh chùa vào mùa hoa phượng nở đỏ rực cả vùng trời.

3. Giới thiệu về chùa Thiên Mụ Huế

Thuở mới được xây dựng, chùa được đặt tên là chùa Thiên Mụ. Sở dĩ có tên gọi như vậy là bởi trong một lần chúa Nguyễn Hoàng đã đích thân đi xem xét địa thế của mảnh đất mà sẽ gây dựng cơ đồ và sự nghiệp của vương triều nhà Nguyễn. Khi chúa ngồi trên lưng ngựa đi dọc sông Hương, ông đã nhìn thấy có một đồi nhỏ có hình dáng giống như hình con rồng đang quay đầu.
Sau đó, những người dân địa phương đã nói lại với chúa Nguyễn Hoàng rằng họ thường thấy có một bà lão mặc áo đỏ quần lục, tóc bạc phơ xuất hiện và nói sẽ có người đến đây để lập chùa, giúp cho đất nước được phát triển. Nghe thấy vậy, chúa Nguyễn Hoàng bèn xây chùa hướng ra sông Hương và đặt tên là chùa Thiên Mụ (thiên là trời, mụ là bà cụ). Chùa Thiên Mụ chính thức xây dựng vào năm Tân Sửu (1601), dưới đời chúa Nguyễn Hoàng.
Tuy nhiên, dưới thời vua Tự Đức (1862), nhà vua sợ chữ “Thiên” phạm đến Trời sẽ làm ảnh hưởng đến việc có con nối dòng dõi. Chính vì vậy, vua đã cho đổi tên từ “Thiên Mụ” thành “Linh Mụ” với ý nghĩa là “Bà mụ linh thiêng”.
Mặc dù vậy, việc đổi tên này chỉ kéo dài từ năm 1862 đến năm 1869 mà thôi. Từ đó đến nay những người dân ở Huế có thể thoải mái gọi chùa Thiên Mụ hoặc chùa Linh Mụ đều được. Chùa Thiên Mụ được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và là 1 trong rất nhiều công trình được chứng nhận là “Di sản văn hóa thế giới” vào năm 1993 ở Huế.

3. Khám phá kiến trúc của chùa Thiên Mụ 400 năm tuổi

So với những ngôi chùa ở Huế, chùa Thiên Mụ được xây dựng với lối kiến trúc đậm chất cổ kính của cố đô xưa. Nếu nhìn từ trên cao xuống bạn sẽ thấy chùa có hình dáng giống như con rùa. Xung quanh ngôi chùa cổ này được bao bọc bởi khuôn thành bằng đá. Phía trước nhìn ra dòng sông Hương thơ mộng và vô cùng yên bình.
Ngay từ khi bước chân vào bên trong chùa, bạn sẽ cảm nhận được rõ sự thanh tịnh và an yên ở nơi đây. Trước mắt bạn lúc này là tòa tháp Phước Duyên, bên trong là điện Đại Hùng – chính điện lớn nhất của chùa. Tại đây có rất nhiều những công trình kiến trúc tiêu biểu để bạn khám phá.

Tòa tháp Phước Duyên
Tháp Phước Duyên là một biểu tượng của ngôi chùa cổ 400 năm tuổi này. Ngay từ khi bước chân đến chùa bạn sẽ được chiêm ngưỡng tòa tháp cao vun vút vô cùng nổi bật. Được biết, tòa tháp này được vua Thiệu Trị cho xây dựng vào năm 1844 nhân dịp mừng lễ “bát thọ” của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu – bà nội của vua Thiệu Trị.
Tháp Phước Duyên được xây bằng gạch, với chiều cao 21m gồm 7 tầng. Mỗi tầng tháp có những bức tượng Phật khác nhau để thờ. Đặc biệt, bên trong tháp còn có một chiếc cầu thang xoắn ốc. Từ tầng 6 trở đi bạn sẽ phải di chuyển bằng thang bộ làm bằng gỗ.

Điện Đại Hùng
Điện Đại Hùng chính là chính điện, gian thờ lớn nhất và là địa điểm không thể bỏ qua khi đi du lịch chùa Thiên Mụ. Điện được thiết kế theo kiểu Trùng thiền điệp ốc. Điện Đại Hùng là nơi thờ Phật Di Lặc có đôi tai lớn để lắng nghe những nỗi khổ cực của chúng sinh, có bụng to để bao dung những lỗi lầm và có miệng to để cười những chuyện khó cười trong thiên hạ.
Ngoài ra, bên trong điện Đại Hùng còn có một bức hoành phi khắc 4 chữ “Linh Thửu Cao Phong” cho chúa Nguyễn Phúc Chu ngự đề và một chiếc chuông bằng đồng có hình nhật nguyệt.

Đình Hương Nguyên
Đình Hương Nguyên được xây dựng dưới thời vua Thiệu Trị và nằm ở ngay phía trước của tòa Phước Duyên. Trước đây, Đình Hương Nguyên là một công trình kiến trúc hoành tráng và độc đáo. Tuy nhiên, vào năm 1904 có một cơn bão đổ bộ khiến cho Đình Hương Nguyên đã bị hư hỏng. Sau này người ta đã phục dựng lại để đón du khách tham quan.
Đặc biệt, ở Đình Hương Nguyên hiện nay còn đang trưng bày một chiếc xe Austin của cố hòa thượng Thích Quảng Đức – người đã lái xe và tự thiêu mình để phản đối chính sách đàn áp Phật Giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm vào ngày 11/6/1963.

Điện Địa Tạng và điện Quan Thế Âm
Ngay sau lưng điện Đại Hùng bạn sẽ đến với điện Địa Tạng và điện Quan Thế Âm. Nếu như tòa điện Địa Tạng được xây dựng trên nền Di Lạc và trạm chổ những hoa văn tinh tế thì điện Quan Âm lại ẩn mình trong lùm cây và vô cùng giản dị, không có những hoa văn trạm trổ. Bên trong điện có bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đúc bằng đồng ngồi trên đài sen. Ở hai bên điện là nơi thờ thập vị Điện Vương, mỗi bên có 10 vị thần.

Có rất nhiều địa điểm du lịch Huế nổi tiếng gần chùa Thiên Mụ mà bạn có thể kết hợp trong hành trình khám phá chùa Thiên Mụ như: Điện Hòn Chén, Lăng Minh Mạng, Nhà Vườn An Hiên, Kinh Thành Huế,....

Đang tải...
Đang mở cửa • Đóng cửa 18:00 PM

Chứng nhận: Di sản văn hóa Thế giới

Nhóm tài nguyên: Di Tích, Lịch Sử, Văn Hoá
Địa chỉ: Đường Nguyễn Phúc Nguyên, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Đánh giá

0
0 đánh giá
Tuyệt vời
0
Rất tốt
0
Tạm được
0
Không thích
0
Tồi tệ
0

Báo chí