Núi Non Nước

Núi Non Nước (tên cổ là Dục Thúy Sơn), nằm ở phía Đông Bắc thành phố Ninh Bình, bên ngã ba sông Vân với sông Đáy, ở giữa cầu Non Nước và cầu Ninh Bình. Tọa độ này không chỉ có giá trị lịch sử, mà còn ví như một “bảo tàng thơ” khi có hơn 100 bài thơ, văn, phú được khắc trên vách. Vào năm 1962, Núi Non Nước được xếp hạng Di thắng cấp quốc gia, nay là Di tích cấp quốc gia đặc biệt, dần dần trở thành tọa độ thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến check-in.

Núi là một tiền đồn nằm ở cửa ngõ phía đông thành phố Ninh Bình. Lối lên đỉnh Non Nước qua 72 bậc gạch đá, chia làm 5 cấp. Đỉnh núi tương đối bằng phẳng, cây cối xanh mát, có lầu đón gió rất thuận tiện nghỉ ngơi, giải trí cho khách tham quan. Núi Non Nước đã được xếp hạng là di tích lịch sử và thắng cảnh cấp quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam năm 1962, cùng với núi Cá Voi, núi Cánh Diều và núi Kỳ Lân được mệnh danh là Tứ đại danh sơn - tức bốn ngọn núi nổi tiếng của thành phố Ninh Bình.

Có lẽ nhờ vào sức hút khó cưỡng của cảnh quan thơ mộng, đẹp tựa chốn bồng lai của Núi Non Nước, mà nơi đây sở hữu nhiều cái tên khác nhau. “Du hành” một chút về quá khứ, thời vua Đinh Tiên Hoàng, vào thế kỷ thứ X, triều đình nhà Đinh lấy núi làm bức bình phong trấn ngự kinh đô Hoa Lư và đặt tên là “Ngự trấn phòng sơn”. Sau đó, đến thời vua Lê Đại Hành (năm 980 - 1005), núi được đổi tên thành “Băng sơn”.

Tiếp đến đời Trần (vào thế kỷ XIII), một danh nhân là Trương Hán Siêu có công trong việc phát hiện và khai thác vẻ đẹp ở đây, thấy cảnh núi có hình dáng giống như một con chim trả màu xanh biếc đang nghiêng mình tắm ở cửa biển. Ông bèn đặt “Dục Thúy Sơn”, với nghĩa là chim trả tắm mình ở cửa biển (dục: tắm, thúy: chim trả).

Cho tới thời Nguyễn, vua Gia Long lấy Thuận Hóa (Huế) làm kinh đô, đổi đất Hoa Lư thành “Thanh Hoa ngoại trấn”, núi cũng được gọi là “Thanh Hoa ngoại trấn sơn”. Đến thời Minh Mạng (1821) lại đổi thành “Hộ Thành sơn” (Núi Hộ Thành).

Xưa núi là một vọng gác tiền tiêu bảo vệ thành Hoa Lư. Đặc biệt đây là nơi chứng kiến cuộc chuyển giao chế độ quan trọng trong lịch sử đất nước: từ bến Vân Sàng dưới chân núi, hoàng thái hậu nhà Đinh Dương Vân Nga đã trao áo Long Bào và chờ đợi ngày về cho tướng quân Lê Hoàn cầm quân đánh đuổi quân xâm lược nhà Tống lần thứ nhất, mở ra chiến thắng vang dội trong lịch sử dân tộc. Ngoài ra, Núi Non Nước còn là đề tài của các thi nhân xưa và nay. Hiếm có ngọn núi nào có trên 40 bài thơ văn khắc vào núi như núi Thuý và còn đến hàng trăm bài thơ vịnh cảnh của các nhà thơ qua các triều đại như các danh nhân: Trương Hán Siêu, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, ...

Đang tải...
Đang mở cửa • Mở cửa 24h

Chứng nhận: Di sản văn hóa cấp Quốc gia

Nhóm tài nguyên: Núi
Địa chỉ: Đinh Tiên Hoàng, Thanh Bình, Ninh Bình, Ninh Bình

Đánh giá

0
0 đánh giá
Tuyệt vời
0
Rất tốt
0
Tạm được
0
Không thích
0
Tồi tệ
0

Báo chí