Chùa Đẩu Long

Chùa Đẩu Long hiện nay thuộc phố Đẩu Long, phường Tân Thành, thành phố Ninh Bình. Chùa nằm trong địa bàn thành phố, trong khu đất thuộc di tích hiện nay vào loại rộng so với nhiều di tích khác ở trong tỉnh Ninh Bình (khoảng hơn 3ha). Khu đất rộng, bằng phẳng, có cảnh quan đẹp. Chùa đã được xếp hạng di tích lịch sử, văn hoá cấp quốc gia theo quyết định ngày 25/4/1994 của Bộ Văn hoá thông tin.

Chùa Đẩu Long là ngôi chùa cổ, có lịch sử hình thành từ thời Đinh - Lê thế kỷ X. Chùa đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Chùa nằm ở phía bắc xã Phúc Am xưa, nơi có sao Đẩu ứng chiếu, địa thế đất của chùa lại có hình rồng, vì thế, nhân dân kết hợp hai chữ “Đẩu” (sao Đẩu) và “Long” (rồng) để đặt tên chùa. Chùa Đẩu Long ngoài thờ phật còn thờ 9 vị nhân thần trong nhiều giai đoạn lịch sử. Các vị thần này đều được thờ ở các di tích khác ở các làng xung quanh chùa nên được rước về thờ sở ở ngôi chùa hữu chung. Chùa Đẩu Long thờ Phật đã nghiễm nhiên trở thành một toà đền thờ các vị anh hùng dân tộc và các vị nhiên thần, những linh khí của núi sông núi Tràng An nước Việt hùng vĩ.

Đức Thánh Cả: tức Quý Minh Đại vương – nhân vật lịch sử thời Hùng Vương thứ 18, có công giúp vua Hùng đánh nhà Thục, sau khi ông mất, được phong là Quý Minh Đại vương.

Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng (1252 - 1313): Ông là con thứ tư của Trần Hưng Đạo, là vị tướng tài ba, lập nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ 2 (1285) và lần thứ 3 (1288), được phong chức Tiết độ sứ. Sau khi ông mất được truy tặng chức Thái úy. Theo các nguồn tư liệu văn hóa dân gian, Trần Quốc Tảng là nhân vật lịch sử in đậm dấu ấn với di tích và nhân dân trong vùng. Ông đã có công mở mang cảnh chùa, từng tu hành và mất tại đây- Nguyễn Bặc: là đệ nhất công thần, một trong “tứ trụ” của triều đình nhà Đinh. Ông đã có công giúp Đinh Bộ Lĩnh thu phục 12 sứ quân, thống nhất giang sơn, được phong là Định quốc công.

Lê Đại Hành (941 - 1004): vị hoàng đế có nhiều công lao to lớn trong kháng chiến chống Tống (981), bình Chiêm (982) giành thắng lợi và củng cố kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt.

Trương Hán Siêu (? - 1354), người làng Phúc Thành (nay là phường Tân Thành, thành phố Ninh Bình). Ông tự là Thăng Phủ, hiệu Độn Tẩu, từng làm môn khách của Trần Hưng Đạo, làm quan từ triều Trần Anh Tông đến Trần Dụ Tông; từng giữ các chức Hàn lâm học sĩ, Hành khiển, Hữu ty lang trung, Tả ty lang trung kiêm lược sứ Lạng Giang, Tả gián nghị đại phu, Tham tri chính sự; khi mất được truy tặng chức Thái bảo rồi đến Thái phó. Ông là danh nhân văn hóa lỗi lạc thời nhà Trần, là tác giả của hai tác phẩm nổi tiếng “Bạch Đằng giang phú” và “Dục Thúy sơn Linh Tế tháp ký”.

Trần Hưng Đạo: vị tướng tài ba, nổi tiếng của triều đình nhà Trần, được phong là Hưng Đạo Đại Vương, nhân dân tôn ông là bậc Thánh.

Thánh Mẫu: Theo bài văn tế còn lưu truyền tại chùa, đây là Nguyên Từ Quốc mẫu, thân sinh ra Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng.

Phổ Hộ Đại vương: Chưa rõ tiểu sử nhân vật.

Đang tải...
• Đóng cửa

Chứng nhận: Di sản văn hóa cấp Quốc gia

Nhóm tài nguyên: Di Tích, Lịch Sử, Văn Hoá
Địa chỉ: Tân Thành, Ninh Bình, Ninh Bình

Đánh giá

0
0 đánh giá
Tuyệt vời
0
Rất tốt
0
Tạm được
0
Không thích
0
Tồi tệ
0

Báo chí