Ngũ Hồ Bạch Mã là thử thách cho những ai yêu thích sự chinh phục khi con đường dẫn đến hồ nước khá gập ghềnh. Nhưng đến được đây, bạn sẽ cảm thấy phấn khích bởi sự tuyệt diệu của thiên nhiên. Ngũ Hồ Bạch Mã - tuyệt tác của thiên nhiên ngay lòng xứ Huế. Nằm trong vườn quốc gia Bạch Mã, nơi nổi tiếng với hệ sinh thái quý hiếm cùng vẻ đẹp tự nhiên quyến rũ, Ngũ Hồ Bạch Mã chắc chắn sẽ mang đến cho du khách trải nghiệm khó quên.
Ngũ Hồ Bạch Mã là một trong những địa điểm du lịch Huế thu hút nhiều du khách yêu thích thiên nhiên. Nơi đây là hệ thống 5 hồ nước nằm gần nhau. Mỗi hồ mang một vẻ đẹp riêng với sự kết hợp đan xen giữa suối nước, đá và cây rừng, mang đến sự quyến rũ với bất kỳ ai có dịp ghé thăm.
Từ Vọng Hải Đài Bạch Mã, du khách di chuyển thêm khoảng 2km nữa theo biển chỉ dẫn để đến với Ngũ Hồ, thuộc vườn quốc gia Bạch Mã Huế. Nơi đây mở ra một bức tranh nên thơ hữu tình nhưng không kém phần hùng vĩ với các hồ nước trong xanh, thơ mộng. Từ đây đi xuống hồ thứ tư không quá nguy hiểm nhưng vẫn phải bám men vào các bậc đá ven lòng suối. Trên các tảng đá thường xuất hiện một lớp rêu mỏng màu xanh, xen kẽ là các vũng nước, đường kính khoảng 0,5 đến 2m và sâu tới hàng mét. Dòng nước bị những tảng đá lớn xẻ rách thành hai đổ xuống hồ hình thành hai thác nước. Thác 1 không quá dốc do dòng nước ăn sâu vào đá, tạo nên hình máng đổ nghiêng xuống hồ. Vì vậy, dòng nước cũng không bắn tung mà chỉ vờn cao cách mặt hồ khoảng chừng gang tay. Thác 2 nằm bên hữu ngạn và lớn hơn thác 1, đổ xuống bề mặt khối đá lớn sừng sững làm nước bắn tung và xòe ra như chiếc váy trắng của vũ nữ ba lê.
Mặt nước hồ luôn ở trạng thái dập dềnh, những tảng đá gần chân thác luôn ướt đẫm màu xanh đen của một lớp rêu mỏng. Có khá nhiều ngọn nứa uốn cong, rủ xuống quanh bờ làm chúng ta dễ liên tưởng hồ có dáng dấp của một sân vận động mini có mái xe mát rượi.
- Hồ thứ nhất dài đến vài chục mét với các lớp đá đủ màu sắc xếp theo bậc uốn cong như hình quả mướp. Nước ở đây trong suốt có thể nhìn thấy đáy và là nơi có nhiệt độ thấp nhất vùng rừng Bạch Mã.
Men các bậc thang cao khoảng 12m sẽ đến hồ thứ hai.
- Hồ rộng hai rộng chừng vài mét, xoắn theo hướng dòng chảy. Các khe rãnh lớn là những khối đá đen bóng, nhẵn nhụi do bị mài mòn, trông như một bức tranh khảm kì diệu.
- Hồ thứ ba có ngọn nước đổ từ trên độ cao 6m xuống, mở rộng ở phần trên rồi thu hẹp dần như hình chiếc phễu. Nơi đây có những tảng đá to với các hình dáng kỳ vĩ, càng tăng thêm độ huyền ảo cho vùng hồ. Bám theo các bậc đá bạn sẽ đến hồ thứ tư. Từ đây đi xuống hồ thứ tư không quá nguy hiểm nhưng vẫn phải bám men vào các bậc đá ven lòng suối. Trên các tảng đá thường xuất hiện một lớp rêu mỏng màu xanh, xen kẽ là các vũng nước, đường kính khoảng 0,5 đến 2m và sâu tới hàng mét. Đi tiếp khoảng 20m là tới bờ phía trên của hồ thứ tư. Tuy vậy để thực sự xuống được hồ, chúng ta phải bám ngược vách đá, sau đó theo sợi dây thép tụt xuống chân hồ. Hồ thứ tư hình ô van nhưng đường viền không mềm mại. Dòng nước bị những tảng đá lớn xẻ rách thành hai đổ xuống hồ hình thành hai thác nước.
- Hồ thứ tư có hình dáng ô van. Ngọn nước từ trên cao bị những tảng đá lớn tách thành hai đổ xuống lòng hồ tạo nên nhiều thác nước. Nhưng đẹp và ấn tượng nhất phải kể đến hồ thứ năm. - Hồ thứ năm thực sự là một kiệt tác của tạo hóa với sự “chạm trổ”, đan xen giữa nước, cây, đá và không gian đất trời. Hồ giống hình một chiếc kèn sắc xô phôn. Dòng thác Ngũ Hồ Bạch Mã chảy tràn qua các bậc đá rồi đổ ào ào xuống phía dưới, tạo nên cảnh hoành tráng hiếm có khó tìm.
Dòng nước chảy thêm một đoạn ngắn rồi đổ tiếp vào hồ hình thoi. Thác đổ xuống hồ chỉ cao khoảng chiều cao một người lớn nên dòng chảy chảy không dữ dội. Phần trong hồ nước sâu, màu xanh đen do thiếu ánh sáng mặt trời. Phía bên này, hình thành một đụn cát sỏi khá lớn và mở rộng dần xuống đáy sâu phía trong, tạo nên bề mặt đáy đơn nghiêng vào chân thác. Đây cũng là phần kết thúc của Ngũ Hồ.