Cụm Miếu - Chùa Hạ Đoạn

Chùa Hạ Đoạn (tên chữ là Hưng Phúc tự) thời Nguyễn thuộc thôn Hạ Đoạn, tổng Lương Xâm, huyện Hải An, tỉnh Hải Phòng (nay thuộc quận Hải An thành phố Hải Phòng). Chùa Hạ Đoạn cùng nằm trên khuôn viên miếu Hạ ĐoạnDi tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia (thờ Ngô Vương Quyền). Nay Hưng Phúc tự nằm ven đường nhựa thuộc khu dân cư Hạ Đoạn phường Đông Hải 2, quận Hải An, thành phố Hải Phòng.

Mặt chính của chùa quay hướng Tây Nam (cùng hướng cổng) với khuôn viên đẹp, xanh mầu cây cổ thụ và hàng cau dọc hai bên lối vào. Từ cổng tam quan với 4 tầng mái lợp ngói đỏ, theo lối đi lát gạch qua khu mộ tháp hai bên lối vào dẫn ta tới hồ nước trước sân chùa. Hồ nước là điểm tụ thủy của chùa được quây thành bằng đá trắng chạm khắc hình hoa sen, khánh đá sinh động. Giữa hồ có lầu Quan Âm hai tầng mái với tượng Nam Hải Quan Thế Âm bằng đá trắng, tay cầm bình nước Cam Lồ. Ngăn cách với chùa và miếu thờ Ngô Vương là bức tường gạch bên trái lối vào dẫn tới sân chùa và tòa tam bảo, nơi có Phật điện và gian nhà tổ ở mé trái tòa tam bảo.

 Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Vương Quyền, tại xứ vườn Dâm thôn Hạ Đoạn đã xuất hiện một ngôi miếu âm hồn tại ngay nơi an táng những thi thể binh sĩ chết trận thu nhặt từ cánh đồng Hạ Đoạn, cửa sông Vũ Yên…Khu vực miếu âm hồn đến nay vãn còn bia ký để lại.


Tại khu vườn tháp của chùa Hưng Phúc, ngài 2 ngôi tháp đá chuyển từ chùa Bình Kiều về, đáng chú ý có ngôi tháp xây gạch mang tên Vân Thủy tháp, chứa tro cốt vị sư tổ. Bia đá nhỏ ghi: “Nam mô Vân Thủy tháp, Thích Thiền tổ sư tọa, hưởng thọ 77 tuổi”. Từ năm Thuận Tông nguyên niên (1388) cho đến nay dân làng vẫn lấy ngày 23 tháng 11 âm lịch hàng năm là ngày giỗ vị sư tổ đầu tiên của chùa. Từ những chứng cứ còn lại và dựa vào lời kể của các bậc cao niên ở địa phương, có thể đoán định ngôi chùa có từ thế kỷ 14, trong kỷ nguyên hưng thịnh của Phật Giáo Việt Nam bởi lẽ năm viên tịch của vị hòa thượng trụ trì đầu tiên là năm Thuận Tông nguyên niên (1388). Vậy ngôi chùa phải có trước năm 1388 đời vua Thuận Tông (1388-1398).

 Một số hiện vật nổi bật và trang trí mỹ thuật tòa thượng điện: Hệ thống tượng pháp của chùa Hạ Đoạn còn lại không nhiều, niên đại không trùng với thời gian tồn tại của chùa (có lẽ đã được phục chế, làm mới). Phần lớn hiện vật đều được tái tạo trong khoảng thời gian cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 trở lại đây. 3 lớp cửa võng rực rỡ, chạm thủng với đề tài tứ quý biểu hiện qua các bong cúc mãn khai, sen, mai, điểu, ngư. Chữ đề trên cửa võng: Bảo Đại Canh Thìn niên năm 1940.

Cụm Di tích Lịch sử-văn hóa chùa-miếu Hạ Đoạn (bao gồm cả một số điểm di tích ngoài trời như đường Vành lược, xứ Vườn dâm, đồng Cao…) là những bằng chứng lịch sử của địa phương trong quá trình diễn ra chiến trận Bạch Đằng giang năm 938 và giai đoạn lịch sử tiếp theo. Mật độ dày đặc các đình, đền và chùa phối thờ Ngô Vương Quyền trên địa bàn thành phố Hải Phòng thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của nhân dân ta trong việc tưởng nhớ, biết ơn thế hạ cha ông.

Đang tải...
Đang mở cửa • Mở cửa 24h

Chứng nhận: Di sản văn hóa cấp Quốc gia

Nhóm tài nguyên: Di tích kiến trúc nghệ thuật
Địa chỉ: phường Đông Hải 2, quận Hải An, thành phố Hải Phòng, Hải An, Hải Phòng

Đánh giá

0
0 đánh giá
Tuyệt vời
0
Rất tốt
0
Tạm được
0
Không thích
0
Tồi tệ
0

Báo chí