Phủ Thượng Đoạn

Khi nhắc đến những ngôi đền – từ nổi tiếng tại trung tâm thành phố Hải Phòng, ta không thể không nhắc tới Phủ Thượng Đoạn. Đây là một địa điểm linh thiêng nổi tiếng và mang ý nghĩa văn hóa tâm linh đặc sắc của người dân Hải Phòng.

Phủ Thượng Đoạn tọa lạc trên một khu đất cao ráo, thoáng đãng, có địa chỉ tại phường Đông Hải 1, quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Phủ Thượng Đoạn xưa kia nổi tiếng như một trung tâm của xứ Đông, Hải Dương – Hải Phòng.

Người Việt có câu: “Tháng 8 giỗ cha, tháng 3 giỗ mẹ”, mẹ ở đây chính là nói đến thánh mẫu Liễu Hạnh, một trong tứ bất tử do nhân dân phong tặng: Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Chúa Liễu. Mẫu Liễu Hạnh được thờ ở nhiều nơi trên cả nước như phủ Tây Hồ (Hà Nội), đền Lộ (Hà Tây), đền Sòng (Thanh Hóa), phủ Giầy (Nam Định), phủ Thượng Đoạn (Hải Phòng). Phủ Thượng Đoạn chính là nơi thờ của thánh mẫu Liễu Hạnh tại Hải Phòng, đặc biệt nơi đây còn được nhắc đến trong các sách kim cổ. Các sách như “Hải Dương dư địa chí”, “Đại Nam thống nhất chí” được soạn vào đời Nguyễn đều nhắc đến phủ Thượng Đoạn và xếp vào hàng di tích của tỉnh Hải Dương.

Theo tương truyền, Công chúa Liễu Hạnh đã 3 lần hạ giới. Cả ba lần Thánh Mẫu Liễu Hạnh đều ban ơn để cứu giúp dân nghèo, dạy dân khai hoang lập đất và làm ăn sinh sống. Đặc biệt, trong một lần Đức Thánh Mẫu du thuyền thăm xứ biển Đông đến vùng biển Hải Phòng, thấy nơi đây có cảnh sắc đẹp mê hồn, sơn thủy hữu tình, bèn dừng chân lại thưởng ngoạn. Dừng chân tại nơi đây, Thánh Mẫu đã khai ân cứu giúp dân lành, trừng trị kẻ ác, dạy dân biết làm ăn sinh sống và được nhân dân vô cùng kính trọng, mến mộ. Vùng đất mà Thánh Mẫu đặt chân đến chính là phường Đông Hải ngày nay. Để tưởng nhớ công ơn của người, dân làng Đông Hải xưa cùng nhau lập nên ngôi đền để sớm tối thờ phụng. Ngôi đền được dựng trên một khu đất cao, thoáng đãng, trông về hướng Tây Nam, ngày nay có tên là Phủ Thượng Đoạn.

Phủ Thượng Đoạn là một di tích kiến trúc nghệ thuật tương đối quy mô, mặt quay hướng Tây.Mở đầu cho Phủ là một giếng nước. Điện thờ chính có cấu trúc ba lớp kiểu “Tiền nhất hậu đinh”, tòa ngoài năm gian là nơi tập trung nghệ thuật chạm khắc, trang trí kiến trúc. Các bộ vì gỗ lim là nơi thể hiện các đề tài hổ phù, hàm phượng, hàm đào, lưỡng long, cỏ cây hoa lá, chim thú, vật linh, cá cua sóng nước,...Nhờ có sự phối hợp giữa các mảng to nhỏ, giũa chạm nông sâu, thủng rộng khác nhau đã tạo nên nét hoành tráng cho công trình kiến trúc. Mẫu được thờ ở tòa Hậu cung được gọi là “Tam tòa Thánh Mẫu” gồm Mẫu Thượng thiên hóa thân thành Chúa Liễu Hạnh ngồi ở giữa, bên trái là Mẫu Đệ nhị, tức Mẫu Thượng ngàn; bên phải là Mẫu Đệ tam, tức Mẫu Thoái phủ. Lễ hội truyền thống Phủ Thượng Đoạn, hàng năm mở vào tháng 3 âm lịch, Phủ Thượng Đoạn mở hội tưng bừng, tổ chức theo lối cách nhật. Ngoài hoạt động tế lễ trang nghiêm, rước sách kính cẩn và vui nhộn, ngày hội Phủ Thượng Đoạn có tổ chức một số trò chơi dân gian như tôm điếm, đánh cờ, hát ca trù, hát trèo, múa rối nước... để du khách cùng tham dự.

Vào tháng 3 âm lịch hàng năm, Phủ Thượng Đoạn lại tưng bừng mở hội với các hoạt động tế, lễ. Đặc biệt, trong lễ hội có nghi thức rước kinh sách từ chùa Vẽ về Phủ để phối thờ. Đây là một nghi lễ không thể thiếu trong lễ hội của Phủ Thượng Đoạn hàng năm, nhằm nhắc lại sự tích của thánh mẫu.

Bên cạnh các hoạt động tế lễ trang nghiêm, rước sách kính cẩn, lễ hội Phủ Thượng Đoạn còn tổ chức một số trò chơi dân gian như tổ tôm điếm, hát chèo, hát ca trù, hát chầu thánh mẫu,…thu hút đông đảo nhân dân và nhiều du khách thập phương về dâng hương và tham dự lễ hội nơi cửa mẫu.

Với những nét văn hóa độc đáo mang đậm dấu ấn lịch sử, ngày 21/01/1992 di tích Phủ Thượng Đoạn đã được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật theo Quyết định số 97/QĐ và trở thành một trong “tứ linh từ” thiêng liêng của huyện cổ An Dương.

Đang tải...
Đã đóng cửa vào 17:00 PM

Chứng nhận: Di sản văn hóa cấp Quốc gia

Nhóm tài nguyên: Di Tích, Lịch Sử, Văn Hoá
Địa chỉ: Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng

Đánh giá

0
0 đánh giá
Tuyệt vời
0
Rất tốt
0
Tạm được
0
Không thích
0
Tồi tệ
0

Báo chí