Điện Hòn Chén

Điện Hòn Chén – nơi nhiều giai thoại nhất trong quần thể di tích cố đô Huế, tọa lạc trên núi Ngọc Trản, ven bờ sông Hương thơ mộng, thuộc làng Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là ngôi điện có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân xứ Huế, và cũng là điện thờ duy nhất ở Huế có sự kết hợp ăn ý giữa nghi thức cung đình và tín ngưỡng văn hóa, dân gian. Điện Hòn Chén được khởi công xây dựng từ thời vua Gia Long, chủ yếu thờ Đạo Giáo. Dưới thời vua Nguyễn, điện được ghi nhận trong các văn bằng cổ với tên chính thức là “Ngọc Trản Sơn Từ”, tức “điện thờ tại núi Ngọc Trản”. Đến thời Đồng Khánh (1886 - 1888), điện được đổi tên thành “Huệ Nam” với ý nghĩa “mang lại ân huệ cho người nước Nam”. Ngoài ra điện cũng gắn với nhiều giai thoại ly kỳ khác nữa.

1. Giai thoại kỳ lạ gắn liền với cái tên của điện Hòn Chén

1.1. Giai thoại gắn liền với nữ thần Ponagar

Ngày xưa, điện Hòn Chén là nơi thờ phụng nữ thần Ponagar của người Chăm. Theo truyền thuyết kể lại, bà chính là con của Ngọc Hoàng được phái xuống trần gian và có công trong việc tạo ra trái đất và các loại lúa gạo, gỗ trầm. Dân gian xưa cho rằng vị nữ thần này của người Chăm có nhiều nét tương đồng với nữ thần của người Việt trên phương diện tâm linh. Cũng chính vì vậy mà sau này, người Việt đã tiếp nhận và thờ cúng bà với danh xưng là Thánh Mẫu Thiên Y A Na.

1.2. Giai thoại gắn liền với vua Thiệu Trị

Xưa kia kể lại rằng cua Thiệu Trị xây làng ở gần điện Hòn Chén. Một hôm nọ, trong lúc vua và các hoàng phi ngược dòng Hương Giang để ghé thăm làng. Tuy nhiên, lúc đi qua ngôi điện, một bà vợ của vua đã làm rơi chiếc ống nhỏ bằng vàng đúng chỗ vực nước sâu, đen kịt. Bà Hoàng Phi tiếc nuối chiếc ống nên đã khuyên vua khấn Thiên A Na Thánh Mẫu nhằm tìm lại được đồ vật. Lúc đầu vua Thiệu Trị đã không tin vào chuyện tâm linh này và có phần mỉa mai. Thế mà bất ngờ thay, chiếc ống đã từ từ nổi lên mặt sống và được lấy lại nguyên vẹn. Chứng kiến sự linh ứng ất, nhà vua đã tuyên thệ sẽ sửa sang và trùng tu lại ngôi điện. Tiếc là khi chưa kịp thực hiện lời hứa thì nhà vua đã băng hà.

1.3. Giai thoại gắn liền với vua Minh Mạng đánh rơi chén ngọc

Đây cũng chính là giai thoại làm nền tảng của tên gọi điện Hòn Chén sau này. Chuyện xưa kể lại rằng trong một lần đi qua sông Hương, vua Minh Mạng đã làm rớt chiếc chén ngọc xuống dưới. Tìm mãi dưới lòng sông nhưng không thấy thì đột nhiên có con rùa ngoi lên và ngậm chén ngọc trao trả lại cho nhà vua.

1.4. Giai thoại về tên gọi của đền Hòn Chén Huế

Được biết trong các văn bản sắc phong của triều nguyễn thì ngôi điện có tên gọi là Ngọc Trản Sơn Từ với ý nghĩa là điện thờ tại núi Ngọc Trản. Sau này đến thời vua Đồng Khánh trị vì, điện đã được đổi tên thành là Huệ Nam Điện với ý nghĩa đem đến ân huệ cho vua Nam.

Cho dù được gọi với nhiều cái tên khác nhau nhưng người xưa vẫn thường gọi là điện Hòn Chén hay điện Hoàn Chén. Và cho đến ngày nay thì Điện Hòn Chén vẫn là tên gọi phổ biến nhất của dân bản địa và du khách thập phương. Một thời gian sau, Liễu Hạnh Công Chúa cũng đã được đưa vào thờ ở điện Hòn Chén. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi thờ Quan Công, thờ Phật và các vị thần khác. Chính nhờ những giá trị tâm linh to lớn đó mà ngôi điện đã trở thành điểm tham quan độc đáo của xứ Huế. Từ một di tích tâm linh của người Chăm nhưng người Việt đã dung hợp và phát huy giá trị tín ngưỡng này thành nơi thờ Thánh Mẫu cùng các vị thần của mình. Đây được xem là sự hòa nhập về tôn giáo, một nét hấp dẫn riêng biệt chỉ có tại điện Hòn Chén Huế mà

2. Lễ hội ở điện Hòn Chén

Khi đến với điện Hòn Chén Huế, bạn sẽ không chỉ thấy được những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn thời gian như điện Minh Kính Đài, dinh Ngũ Hành, bàn thờ các quan, am Ngoại Cảnh và động thờ ông Hổ. Ngoài ra còn có Quan Cư, chùa Thánh, Trinh Cát Viện và am Thủy Phủ ngay bên cạnh dòng sông Hương. Đặc biệt hơn là cho đến ngày nay điện Hòn Chén vẫn còn lưu giữ hơn 600 món đồ tế thuộc 284 chủng loại khác nhau có giá trị lịch sử vô cùng quý giá. Nếu đến vào đúng dịp lễ hội, bạn sẽ thấy được một điện Hòn Chén rất khác với đủ sắc màu sặc sỡ thì những chiếc thuyền rồng, những bộ phục trang từ áo dài, khăn đóng đến trang phục trình diễn. Lễ hội là tập quán không chỉ thờ cúng các vị thần linh, mà còn là đời sống văn hóa - tâm linh của người dân địa phương. Bạn sẽ thấy lễ hội được chia ra làm 2 phần chính đó là lễ nghinh thần (rước thần về đền) và lễ chánh tế.

3. Những lưu ý khi đến với điện Hòn Chén

- Đường bộ hơi hẹp nên có phần nguy hiểm vì thế bạn nên chọn đi bằng thuyền cho an toàn nhé! Đi thuyền trên con sông Hương cũng sẽ cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị hơn đấy!

- Bên trong khu vực điện không cho chụp hình, bạn nên lưu ý nhé! -Vì là khu vực linh thiêng nên bạn hãy ăn mặc lịch sự, tránh hở hang quá nhiều để ảnh hưởng đến không khí thanh tịnh bên trong chùa.

- Tránh đùa giỡn ồn ào trong khu vực điện thờ.

-Giữ gìn vệ sinh chung để bảo tồn danh lam thắng cảnh cho những người sau bạn nhé.

- Dù đến mùa lễ hội, bạn sẽ thấy rất nhiều người dân địa phương bỏ nhiều giấy tờ vàng bạc giả xuống sông Hương nhằm nguyện cầu những điều may mắn thì cũng đừng làm theo nhé! Vì như thế sẽ gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái sinh vật dưới sông cũng như ô nhiễm môi trường lắm.

Nếu một lần đặt chân đến xứ Huế, bạn hãy ghé thăm Điện Hòn Chén nhé. Hứa hẹn đây sẽ là một điểm du lịch tâm linh cho chúng ta hiểu thêm về giá trị lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Đang tải...
Đang mở cửa • Mở cửa 24h

Chứng nhận: Di sản văn hóa cấp Tỉnh/Thành phố

Nhóm tài nguyên: Di Tích, Lịch Sử, Văn Hoá
Địa chỉ: Núi Ngọc Trản và đình làng Hải Cát, Hương Trà, Thừa Thiên Huế

Đánh giá

0
0 đánh giá
Tuyệt vời
0
Rất tốt
0
Tạm được
0
Không thích
0
Tồi tệ
0

Báo chí