Miếu Hạ Lũng

Miếu Hạ Lũng có tên chữ là Thanh Miếu, toạ lạc trên khu đất cao, thoáng rộng, nằm ngay trên tuyến đường lớn Lê Hồng Phong nối liền sân bay Cát Bi với trung tâm thành phố, thuận tiện cho việc hành hương, tham quan di tích và thưởng thức lễ hội.

Miếu quay về hướng chính tây với ý niệm “Loa Thành tây vọng” hàm ý đời đời hướng về Cổ Loa (kinh đô nước ta đời Ngô) ghi nhớ chiến công của Ngô Vương Quyền.

Miếu có quy mô kiến trúc khá đồ sộ, bề thế. Qua một vài mảng chạm khắc của toà cổ miếu còn lưu lại cho biết niên đại xây dựng thời Hậu Lê (thế kỷ 17). Kiến trúc của ngôi miếu được bố cục kiểu “tiền quốc – hậu đinh” hai toà kiến trúc gỗ cách nhau một khoảng sân rộng, tạo sự thông thoáng cho nội thất di tích, tạo thành nhiều lớp hàng, sân, nhà, đang đối nhau qua trục “thần đạo”, trông tựa một cung đình thu nhỏ.

Tòa bái đường 5 gian và hai tòa giải vũ song song, nối liền khoảng sân tế lát gạch cổ Bát Tràng, tiếp đến là tòa cung cấm 3 gian kín đáo. Toàn cảnh trang trí nội thất từ miếu đầu đao, bờ nóc tới các tòa kiến trúc đều được bố cục mạch lạc, đăng đối qua nhiều biểu tượng quen thuộc gần gũi với đời sống dân cư nông nghiệp.

Bộ mái kiến trúc của ngôi miếu đắp nổi trang trí công phu với nhiều đề tài cổ điển như: đôi phượng chầu mặt trời, hồi long, đao cong tạc rồng chầu, phượng mớm, kỳ lân túc trực bờ dải.

Tại nơi trang trọng của hậu cung, đặt một cỗ khám cổ có tượng chân dung Đức Ngô Vương trong thế thiết triều. Tượng thể hiện một gương mặt uy phong lẫm liệt, đầu đội mũ gắn vương miện, lưng khoác long bào trang trí hình rồng, mây bông cụm, thần thái toát lên vẻ cương nghị và nhân hậu của bậc đế vương.

Toàn cảnh trang trí ngôi miếu từ đầu đao, bờ nóc tới các toà kiến trúc đều được bố cục mạch lạc, đăng đối qua nhiều biểu tượng quen thuộc gần gũi với đời sống cư dân nông nghiệp. Tổ hợp trang trí này là sự kết hợp tinh tế, hài hoà giữa hội hoạ và nghệ thuật điêu khắc mang tính ước lệ, tượng trưng cao, ẩn chứa quan hệ về nhân sinh quan vũ trụ quan của người xưa; nó thể hiện sự phát triển bền vững, hài hoà âm dương.

Tại nơi trang trọng của hậu cung đặt tượng chân dung đức vương Ngô Quyền trong tư thế thiết triều. Với những nét giá trị nổi bật về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật của ngôi cổ miếu, ngày 21/1/1992 di tích miếu Hạ Lũng được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia theo Quyết định số 97/QĐ

Đang tải...
Đang mở cửa • Mở cửa 24h

Chứng nhận: Di sản văn hóa cấp Quốc gia

Nhóm tài nguyên: Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật
Địa chỉ: Lê Hồng Phong, Đằng Hải, Hải An, Hải Phòng, Hải An, Hải Phòng

Đánh giá

0
0 đánh giá
Tuyệt vời
0
Rất tốt
0
Tạm được
0
Không thích
0
Tồi tệ
0

Báo chí