Hội quán Quảng Đông

Một trong những hội quán lâu đời, góp phần khiến phố cổ Hội An thêm đậm nét cổ xưa đó chính là Hội quán Quảng Đông. Với kiến trúc đặc sắc từ phong cách của người Trung Hoa, lại nằm ngay trung tâm phố cổ nên hội quán thu hút đông đảo du khách trong và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu về điểm đến thú vị này.

1. Địa chỉ Hội quán Quảng Đông

Địa chỉ: số 176 đường Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Giờ mở cửa: 6h - 16h

Hội quán Quảng Đông nằm trên “con đường di sản” Trần Phú với rất nhiều các công trình kiến trúc độc đáo mang ý nghĩa lịch sử to lớn. Tọa lạc ở trung tâm của Phố cổ Hội An, rất nhiều lượt khách tới đây tham quan mỗi ngày để được nghe thuyết minh về Hội quán Quảng Đông.

2. Khám phá lịch sử lâu đời của Hội quán Quảng Đông Hội An

2.1. Nguồn gốc lịch sử Hội quán Quảng Đông

Trong quá khứ, từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, phố cổ Hội An rất sầm uất với thương cảng quốc tế, nơi đây đã thu hút rất nhiều người Hoa tới buôn bán và sinh sống. Hội quán được xây dựng từ những năm 1885 của thế kỷ 18 bởi một thương nhân người Trung Quốc. Ban đầu để thờ Đức Khổng Tử và Thiên Hậu Thánh Mẫu, sau năm 1911 được chuyển sang thờ Tiền Hiền và Quan Công.
Nơi đây được xem là địa điểm tín ngưỡng, tâm linh rất quan trọng của các thương lái và là nơi sinh hoạt cộng đồng, họp hội đồng hương, giúp đỡ nhau trong cuộc sống cũng như công việc làm ăn.

2.2. Ý nghĩa tên gọi Hội quán Quảng Đông Hội An

Hội quán Quảng Đông còn có tên gọi khác là quán Quảng Triệu hay chùa Ông vì phía bên trong thờ Quan Công - một vị tướng nổi tiếng của Trung Quốc. Theo tín ngưỡng của những người Hoa, thì vị quan mang sáu chữ “trung, nghĩa, tín, trí, nhân, dũng” sẽ là vị thần “may mắn” giúp cho việc kinh doanh của họ được thuận lợi.

3. Hội quán Quảng Đông ở Hội An - Nơi giao thoa văn hóa Việt Trung

3.1. Kiến trúc độc đáo của Hội quán Quảng Đông

Kiến trúc xây dựng hội quán là sự kết hợp hài hòa giữa gỗ và đá. Các chi tiết trang trí hội quán được trạm trổ tinh xảo, công phu đem tới nét đặc trưng khó lẫn. Công trình được xây dựng khép kín theo hình dáng của chữ “quốc” trên nền đất cao, rộng gồm cổng tam quan, sân vườn với nhiều cây cảnh, phương đình, hai bên nhà đông tây, chính điện và sân sau.

+ Cổng tam quan: Vừa bước vào phía cổng, du khách sẽ được chiêm ngưỡng 3 bức tranh lớn của 3 vị quan nổi tiếng thời Tam Quốc đó là Lưu Bị, Trương Phi, Quan Công.

+ Nhà tiền điện: Với quy mô lớn, nơi đây gồm các bức tường bằng đá được trạm trổ tinh xảo, kì công. Phần mái với nhiều tầng, được tạo dáng cao vút xen kẽ với các hình chạm nổi mang điển tích xưa.

+ Khuôn viên của Hội Quán: Gồm sân vườn rộng, với nhiều cây cảnh được chăm sóc, uốn tỉa công phu. Khoảng giữa sân có hồ nước lớn, phía trong là hình tượng rồng đang uốn lượn được chạm khắc dựa trên điển tích “lý ngư hóa long”.

+ Chính điện: Với không gian rộng lớn, đặc trưng là các trụ cột đỡ cỡ đại được chia làm 3 gian: gian chính giữa thờ Quan Công, hai bên còn lại thờ Phước Đức Chánh Thần và Tài Bạch tinh quân.
+ Tả vu, hữu vu: Để nối tiền điện với chính điện, 2 bên còn có tả vu, hữu vu được thiết kế đơn giản.
+ Nơi đón tiếp khách: Nằm bên phải của chính điện, cũng là nơi bàn bạc các hội nghị quan trọng.
+ Khu hậu viên: Khu hậu viên của hội quán rất rộng rãi với nhiều cây xanh. Điểm nhấn là đài phun nước hình rồng được chạm khắc tinh xảo cùng bức tranh quan Vân Trường cỡ lớn.

3.2. Các di vật cổ trong Hội quán Quảng Đông

Hiện nay, Hội quán Quảng Đông còn giữ được các di vật cổ có giá trị cao như bốn bức hoành phi lớn, cặp đôn sứ men ngọc của Trung Quốc, lư trầm bằng đồng cao tới 1,6 mét… Đặc biệt nhất trong số đó là bức Quan Công phi ngựa để bảo vệ phu nhân của Lưu Bị được treo trang trọng trên bức tường đá tại hội quán. Theo như nghe thuyết minh Hội quán Quảng Đông thì bức tranh này gắn với một điển tích có thật trong lịch sử Trung Quốc.

3.3. Các hoạt động truyền thống tại Hội quán Quảng Đông

Vào tháng giêng âm lịch hàng năm, tại hội quán sẽ tổ chức lễ hội Nguyên Tiêu để cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, kinh doanh thuận lợi và gặp gỡ đồng hương. Thêm vào đó, ngày 24 tháng 6 âm lịch cũng diễn ra lễ hội vía Quan Công rất lớn để bày tỏ lòng thành kính đến vị tướng tài ba. Đây cũng là một lễ hội ở Hội An rất thú vị mà bạn không nên bỏ qua.

4. Những lưu ý quan trọng khi ghé thăm Hội quán Quảng Đông

+ Trang phục phù hợp: Vì nằm trong điểm du lịch nên bạn cần lưu ý lựa chọn đồ mặc phù hợp khi đến tham quan hội quán. Không nên mặc quần/váy ngắn, áo hai dây, trang điểm lòe loẹt.

+ Lịch sự khi tham quan: Không nên nói chuyện lớn tiếng, cười đùa vì đây được xem là điều cấm kỵ. Giữ vệ sinh và tôn nghiêm cho cảnh quan bằng cách bỏ rác đúng nơi quy định.

+Nên sử dụng: giày bệt, các vật dụng che nắng như ô, kem chống nắng để có thể dễ dàng di chuyển và tham quan được nhiều điểm du lịch Hội An.

Đang tải...
Đã đóng cửa vào 16:00 PM

Nhóm tài nguyên: Di Tích, Lịch Sử, Văn Hoá
Địa chỉ: 176 Trần Phú, Thành phố Hội An, Quảng Nam
Diện tích: 1802 m2

Đánh giá

0
0 đánh giá
Tuyệt vời
0
Rất tốt
0
Tạm được
0
Không thích
0
Tồi tệ
0

Báo chí